Bệnh vàng lá gân xanh là một trong những bệnh hại chính trên cây có múi.
– Do vi khuẩn Liberibacter asiaticum sống trong mạch dẫn của cây và do rầy chổng cánh
– Diaphorina citri là tác nhân truyền bệnh. Ngoài ra, bệnh còn được lan truyền qua hình thức nhân giống vô tính (mắt ghép, chiết) hoặc dụng cụ ghép, cắt tỉa.
– Lá của cây nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng nhưng gân lá vẫn còn xanh . Phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, triệu chứng này rất giống với triệu chứng do thiếu Zn điều này gây rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng. Bệnh vàng lá gân xanh có triệu chứng điển hình là lá vàng lốm đốm.
– Cây bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh còn có triệu chứng lá lá non nhỏ lại, gân chính lồi lên hóa gỗ,khi ăn vào có vị đắng. Lá và cành có xu hướng phát triển thẳng đứng. Số lượng trái cây giảm.Khi cây nhiễm bệnh làm rễ cây bị thối, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn các rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.
Phân biệt bệnh vàng lá gân xanh và thiếu Zn
– Cây bị bệnh vàng lá gân xanh thường biểu hiện ở những cây phía ngoài vườn nhiều hơn ở trong, trên một cây có cành nặng, cành nhẹ và có cành không bị bệnh. Trên quả thì biểu hiện triệu chứng đầu tiên là quả bị méo mó biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối.
– Cây thiếu kẽm có thể biểu hiện trên tất cả các cây hay ở một hướng hoặc một thửa nào đó trong vườn, triệu chứng giống nhau, không có cành bị nặng hay nhẹ. Mức độ diễn biến rất chậm, có thể kéo dài trong nhiều năm sau cây mới chết tùy theo điều kiện chăm sóc.
Biện pháp quản lý
– Trồng cây giống sạch bệnh, lựa chọn nơi cung cấp giống uy tín
– Trồng ổi xen để xua đuổi rầy chổng cánh, bởi vì vi khuẩn được lan truyền từ rầy chổng cánh
– Tạo tán, tỉa cành để cho vườn được thông thoáng, bón phân cân đối và vừa đủ, không quá nhiều phân đạm để cây ra lộc non tập trung.
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này nên bà con cần lưu ý phòng ngừa bệnh