TOP 3 CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN SẦU RIÊNG

Côn trùng luôn là mối đe dọa nguy hiểm lớn nhất đối với sầu riêng. Bà con cần nhận diện được đặc điểm gây hại của những loại côn trùng này để phòng trừ kịp thời giúp sầu riêng khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.

cách gây hại và nhận biết côn trùng trên sầu riêng

Rầy xanh hại sầu riêng

  • Cách gây hại: Ấu trùng và thành trùng của rầy gây hại bằng cách hút chích nhựa cua lá non chưa mở đến lá lụa. Trung bình mỗi con đẻ từ 22-28 trứng. Khi trưởng thành rầy sẽ trú vào những cây ký chủ phụ xung quanh vườn.
  • Đặc điểm nhận biết: Khi lá bị rầy tấn công, lá sẽ nhỏ lại, chậm phát triển, những vết thương trên lá sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Nếu nặng thì mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng. Đọt non trở nên khô và trơ cành.

Hình: Rầy xanh gây hại sầu riêng

Nhện đỏ

  • Cách gây hại: Nhện đỏ sẽ ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây chủ yếu là lá già Chúng sống và gây hại cả 2 mặt lá. Mỗi con nhện cái đẻ từ 20-50 trứng tr.ong vòng 2-3 ngày , trứng được đẻ ở cả 2 mặt lá. Chúng rất nhỏ và khó nhìn thấy được.
  • Đặc điểm nhận biết: Lá khi bị nhện đỏ tấn công nó sẽ xuất hiện các chấm trắng nhỏ li ti. Nặng thì chuyển sang màu xám trắng, lá khô lại, sau đó rụng dần, làm giảm khả năng quang hợp lá.

Hình: Nhện đỏ hại lá sầu riêng

Bọ cánh cứng

  • Cách gây hại: Chúng hại lá bằng cách ăn lá non, đọt non và hoa sầu riêng. Ngoài ra nó còn ăn cả quả non. Tạo vết thương hở trên lá để nấm và vi khuẩn tấn công làm cây suy yếu, giảm quang hợp của lá.
  • Đặc điểm nhận biết: Cây sầu riêng bị trụi hết lá non và lá già, lá bị gặm mất hết thịt lá, chỉ còn gân lá. Làm bộ lá xơ xác, ảnh hưởng khả năng quang hợp, khiến cây còi cọc và yếu dần.

Hình: Bọ cánh cứng ăn lá sầu riêng

Cách phòng trị côn trùng trên sầu riêng

Rầy xanh

Phun thuốc trừ rầy chứa các hoạt chất như Imidachlopeid, Buprofenzin, Thiamethoxam, phun mỗi lần cách nhau 5-7 ngày, phun vào sáng sớm để có hiệu quả cao. Lưu ý khi phun nhớ phun đều cả 2 mặt lá.

Nhện đỏ

Sử dụng các hoạt chất phòng trừ nhện như Abametin, Emamectin, nhóm Sulfua, Diafenthiuron, Fenproppathrin, phun liên tiếp 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày. Phun đều 2 mặt lá và tăng áp lực nước mạnh hơn để hiệu quả tốt hơn. Nên phun vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Bọ cánh cứng

Sử dụng các hoạt chất như Chlopyrifos Ethyl, Imdachloprid, Abamectin, phun và kết hợp tưới gốc bằng các hoạt chất như Chlopyriffos Ethyl, Fipronil, Abamectin. Phun 2 lần liên tiếp và cách nhau 4-5 ngày để tiêu diệt.

Phun vào thời kỳ đọt non, trái non, phun vào sags sớm hoặc chiều tối để tiêu diệt bọ hiệu quả.

Xem thêm:> Thuốc BVTV> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website:  www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email:  idaglobal.com.vn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *