SÂU CUỐN LÁ CHUỐI

Cây chuối là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. Và bên cạnh đó, cây này ngày càng nhiều loại sâu bệnh hại tấn công như sâu cuốn lá chuối, làm ảnh hưởng đến năng suất và như chất lượng của loại cây này. Dưới dây sẽ là thông tin về bệnh sâu cuốn lá chuối và những biện pháp xử lí bệnh trên cây chuối loại bởi loại sâu này bà con có thể tìm hiểu.

THÔNG TIN CHUNG SÂU CUỐN LÁ CHUỐI

Tên thường gọi Sâu cuốn lá
Tên khoa học  Erionota thrax
Gây hại trên cây trồng Cây chuối

ĐẶC ĐIỂM CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI

  • Sâu cuốn lá chuối có tên khoa học Erionota thrax, là một loài họ Bướm nhảy.
  • Chúng sống ở các khu vực như Ấn Độ, Tây Nam châu Á.
  • Ở phía bắc, sâu hại này có thể được tìm thấy miền nam Trung Quốc.
  • Dưới đây là vài đặc điểm của sâu cuốn lá chuối, giúp bà con có thể dựa vào để nhận dạng.
  • Sâu cuốn lá chuối thường đẻ trứng rải rác theo từng trứng một hay vài ba trứng ở dưới mặt lá cây
  • Hay nhiều trứng được đẻ trên một lá.
  • Trứng loài sâu này hình tròn trứng dẹt, đỉnh trứng sâu hơi lõm vào và bề mặt trứng có hình vân.
  • Trứng có thời gian nở từ 5 – 8 ngày trứng nở thành sâu non.
sau-cuon-la
Sâu cuốn lá chuối

Sâu non

  • Giai đoạn sâu non hay còn gọi là ấu trùng, giai đoạn này là ăn lá để lớn lên.
  • Sâu thường có màu xanh lá chuối, thân phân bố nhiều những lông tơ nhỏ và ngắn.
  • Đầu sâu non có màu đen,đầu cứng và miệng gặm nhai.
  • Loại sâu non từ 2 tuổi trên thân sẽ có một lớp bột phấn màu trắng đầy mình, phần đầu là có màu đen.
  • Giữa phần đầu và thân có một đoạn bị co hẹp dùng phân biệt giữa đầu và thân rất rõ.
  • Đốt ngực thứ nhất và hai trên mình sâu thắt lại giống như cổ.

Giai đoạn nhộng

  • Râu đầu dính sát vào thân nhộng, phần râu sẽ kéo dài tới qua bụng như một cái vòi.
  • Sâu non sẽ hóa nhộng ở trong ống lá cuốn.

Giai đoạn trưởng thành

  • Trưởng thanh là giai đoạn của sâu sinh sản.
  • Sâu trưởng thành không ăn gì và vũ hóa thành bướm ở ống lá rồi bay ra để giao phối và đẻ trứng.
  • Là bướm có kích thước lớn và thân dài 30mm, sâu đực từ 50 – 55mm, con cái lớn hơn từ 60 – 65mm.
  • Cánh trước có màu nâu đen. Giữa cánh có hai đốm màu vàng lớn
  • Gần phía mép của cánh có đốm vàng nhỏ hơn.
  • Cánh sau (cánh ngoài) có màu nâu đen và thân bướm có màu nâu đậm, đầu và ngực bươm là lớp vảy màu nâu xám.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ CHUỐI

  • Vệ sinh vườn cây: Biện pháp hạn chế sâu cuốn lá là vệ sinh vườn, cần cắt bỏ các lá già, lá khô, cắt bỏ phần lá bị tấn công.
  • Làm sạch cỏ, để hạn chế cư trú của sâu. Cũng có thể bắt sâu bằng tay.
  • Giống như những loại sâu phá hoại khác, lớp da của loài sâu này có những lỗ khí.
  • Khi rắc vôi bột vào lỗ khí này, khả năng hô hấp của sâu sẽ bị giảm. Khi sâu càng cố gắng để hô hấp, vôi bột sẽ càng xâm nhập vào.
  • Vôi bột sẽ không gây hại tới môi trường của vườn cây, vôi bột khi phun lên cây với liều lượng nhỏ cũng sẽ trừ được các loài sâu hại.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học là một giải pháp an toàn để trừ được các loại sâu cuốn lá chuối.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *