SÂU BƯỚM PHƯỢNG HẠI QUÝT

Sâu bướm phượng hại quýt là một loại bệnh phổ biến trong quá trình canh tác quýt. Sâu tấn công làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Tuy nhiên việc canh tác đúng lúc hợp lí sẽ khắc phục được vấn đề này. Vậy sâu bướu phượng đã tấn công ra sao? Biện pháp để tiêu diệt loại sâu gây hại này ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tên thường gọi Sâu bướm phượng
Tên khoa học Papilio demoleus
Cây trồng bị gây hại Cây quýt, cam, chanh, bưởi
sâu bướm phượng
Sâu bướm phượng hại quýt

ĐẶC ĐIỂM SÂU BƯỚM PHƯỢNG

  • Nhộng: Có màu xám ở trên cành cây, hai bên đầu có mấu lồi nhọn như sừng, lưng ngực nhô lên. Chiều dài nhộng dài 30mm.
  • Trứng: Hình cầu, đường kính 0.1- 0,2mm, khi mới đẻ có màu trắng, sau đó trứng chuyển màu vàng sẩm.
  • Sâu non: Có màu xanh lục xen những vệt màu nâu, dài từ 60-70mm. Trên bề mặt có nhiều chấm màu đen, tại mặt lưng đốt ngực thứ nhất có một đôi râu thịt màu đỏ hình chữ V.
  • Sâu trưởng thành: Thân hình dài khoảng 2,8-3,2mm, cánh có màu nâu đen, trên cánh có nhiều đốm màu vàng tươi kích thước không đều nhau.

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI SÂU BƯỚM PHƯỢNG

  • Sâu thường xuất hiện và gây hại mạnh trong các vườn ươm và vườn quýt mới trồng, sâu non mới nở gặm khuyết các phiến lá non ở ngọn chồi, khi đến tuổi đẫy sức, chúng lại chích ăn các lá tẻ.
  • Sâu bướm phượng tấn công mạnh khiến cây làm cho cành lá trơ trọi. Dẫn đến khả năng quang hợp bị giảm, cây phát triển kém, còi cọc.

TÁC HẠI SÂU BƯỚM PHƯỢNG HẠI QUÝT

  • Sâu bướm phượng cắn phá làm cho cành lá trơ trọi, chỉ còn lại phần gai và phần chính của lá. Dẫn đến khả năng quang hợp bị hạn chế, cây còi cọc, kém phát triển. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển chồi và sự ra hoa tạo quả của cây.
  • Tại các vườn ươm, sâu ăn trụi lá của gốc ghét và chồi, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho nhà vườn.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BƯỚM PHƯỢNG

Biện pháp phòng sâu bướm phượng hiệu quả

  • Dọn dẹp vệ sinh, cắt tỉa tạo tán cây quanh năm để tạo sự thông thoáng trong vườn.
  • Thường xuyên thăm vườn, tìm bắt các ổ trứng, sâu non và nhộng để tiêu diệt.
  • Cắt tỉa định kỳ để kiểm soát cây non ra tập trung để có thể dễ dàng quản lý sâu gây bệnh.

Biện pháp trừ sâu bướm phượng hại quýt

  • Biện pháp hóa học: Sử dụng những sản phẩm có chứa hoạt chất Emamectin, Lufenuron,… để quá trình tiêu diệt sâu hại gây bệnh diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
  • Biện pháp sinh học: Sử dụng những loại thiên địch của sâu bướm phượng như kiến vàng, ong,… để hạn chế sự sinh trưởng và phát triển sâu hại.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *