Kéo đọt là bước quan trọng để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ và trái phát triển đều đặn. Thời điểm bắt bắt kích đọt là từ sau khi mắt cua đạt khoảng 2-3 cm, quan trọng nhất là khi bắt đầu lụa trước xổ nhụy tầm 7-10 ngày. Trong quá trình này rất dễ bị sâu bệnh nên bà con cần có những biện pháp để tiêu diệt giúp cây khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
Một số sâu bệnh và côn trùng phổ biến và cách xử lý
Sâu đục thân
- Sâu đục thân là loại sâu gây hại phổ biến trên sầu riêng. Nó gây hại bằng cách ẩn nấp bên trong thân cây sầu riêng, nếu không quan sát kỹ bà con sẽ không thể nhìn chúng được.
- Sâu đục thân sẽ chui vào thân cây và đục thành những lổ nhỏ, ăn phần gỗ bên trong và hút hết chất dinh dưỡng của cây làm cây suy yếu dần, làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng, khô héo dần đến chết.
- Biện pháp xử lý: Sử dụng biện pháp sinh bảo vệ thiên địch như kiến, bọ rùa và ong ký sinh để phòng trị một cách tự nhiên và an toàn. Bà con có thể sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Fipronil phun vào mỗi sáng sớm hoặc chiều mát.
Hình. Sâu đục thân sầu riêng
Sâu ăn lá
- Sâu ăn lá sẽ ăn các lá non, đọt non và chồi non của sầu riêng, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Khi chồi non bị ăn mất cây khó phát triển thêm đọt mới ảnh hưởng năng suất cây trồng.
- Bà con nên cắt tỉa bỏ những cành bị bệnh và tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây.
Hình. Sâu lông ăn lá sầu riêng
Bệnh nấm hồng
- Bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor gây ra, là bệnh phổ biến và nghiêm trọng đối với sầu riêng.
- Lúc đầu bệnh xuất hiện với những đốm nhỏ màu hồng hoặc trắng trên thân và cành cây. Chúng sẽ xâm nhập vào thân và cành của cây thông qua vết thương cơ học hoặc vết nứt tự nhiên của vỏ cây và bắt đầu lan lây phá hủy làm tổn thương mô và mạch dẫn của cây, làm cho cây khô héo và chết dần mất khả năng quang hợp.
- Biện pháp xử lý: Dùng nấm đối kháng Trichoderma hay thuốc Formanzeb để bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên cây. Bà con cũng có thể sử dụng thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh để kiểm soát nấm hồng một cách tự nhiên và an toàn.
Hình. Bệnh nấm hồng trên thân và lá sầu riêng
Bệnh thối rễ
- Tác nhân của bệnh này là do các loại nấm như Phytophthora, Pythium và Rhizoctonia gây ra. Các loại nấm này sẽ tấn công làm tổn thương hệ rễ của sầu riêng. Khi rễ bị nhiễm bệnh cây sẽ trở nên mềm yếu và thối nhũn, có màu nầu hoặc đen.
- Khi đó, rễ cây sẽ mất khả năng hấp thu dinh dưỡng làm cây suy yếu, lá bị khô héo, rụng, mất khả năng quang hợp và chết.
- Biện pháp xử lý: Vệ sinh vườn thường xuyên, bón nấm Trichoderma hoặc sử dụng các chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi như Bacillus subtilis để cải thiện sức khỏe đất và phòng ngừa nấm bệnh. Về biện pháp hóa học thì bà con nên sử dụng thuốc Fortazeb 72WP chứa hoạt chất Metalaxyl để phun hoặc tưới lên cây với liều lượng như hướng dẫn dể diệt trừ nấm hiệu quả.
Hình. Thối rễ ở sầu riêng
Hình. Sầu riêng bị vàng lá do thối rễ
Rệp sáp
- Rệp sáp là một trong những loài côn trùng phổ biến gây hại sầu riêng đặc biệt trong giai đoạn kích đọt nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với sầu riêng.
- Chúng gây hại bằng cách hút chích các phần non của cây như đọt non, lá non, chồi non.
- Làm cho cây mất nước và dinh dưỡng, dẫn đến khô héo dần, cây chậm phát triển.
- Ngoài ra, sau khi chích hút nhựa rệp sáp sẽ tiết chất mật ngọt để thu hút bồ hóng (Capnodium spp.) làm lá bị đen, mất khả năng quang hợp.
- Rệp sáp còn là môi giới truyền bệnh virus từ cây bệnh sang cây khỏe, ảnh hưởng sức khỏe và năng suất sầu riêng trầm trọng.
- Biện pháp xử lý: Vệ sinh vườn, tránh để vườn ẩm ướt tạo cơ hội cho rệp sáp sinh sôi. Bà con sử dụng thiên địch như kiến vàng và bọ rùa. để ăn rệp sáp. Dùng các chế phẩm sinh học để phun cho cây. Bà còn cũng có thể sử dụng thuốc chứa Imidacloprid theo hướng dẫn để diệt trừ rệp sáp.
Hình. Rệp sáp hại trái non sầu riêng
Bọ cánh cứng
- Bọ cánh cứng gây hại bằng cách ăn hết lá non và hoa của sầu riêng, giảm quang hợp của lá, làm cây chậm ra đọt mới ảnh hưởng sự phát triển của cây.
- Biện pháp xử lý: Bà con nên dùng các thuốc chứa hoạt chất như Chlopyrifos Ethyl, Cypermethrin, Fipronil, … phun đẫm 2 mặt lá để phòng trừ.
Hình. Bọ cánh cứng hại bông sầu riêng
Để cây sầu riêng ra đọt an toàn và hiệu quả bà con nên tìm hiểu những loại sâu bệnh và côn trùng phổ biến trên để có biện pháp phòng trừ kịp thời giúp cây khỏe mạnh ra đọt đều và phát triển tốt cho giai đoạn tiếp theo.
Xem thêm:> Thuốc BVTV> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn
Hotline: 0896.655.633
Email: idaglobal.com.vn@gmail.com