RUỒI ĐỤC TRÁI BÍ ĐAO – CÁCH PHÒNG TRỊ

Ruồi đục trái bí đao tấn công vào quả làm bị thối và rụng quả. Thường xảy ra vào cuối vụ, gây ảnh hưởng đến chất lượng của quả ở thời điểm quan trọng. Là mối đe dọa đối với sản xuất nông nghiệp đặc biệt là bí đao. Gây tổn thất chất lượng và sản lượng. Để phòng ngừa loài sâu bệnh này, cần có một kế hoạch kiểm soát hợp lý cho khu vườn.

Tên khoa học
Bactrocera cucurbitae
Họ Tephrididae
Bộ  Diptera
ruoi-duc-qua-bi-dao
Cận cảnh ruồi đục quả

BIỂU HIỆN RUỒI ĐỤC TRÁI BÍ ĐAO

  • Ruồi đẻ trứng vào trái non, nở ra ấu trùng, chúng sẽ ăn bên trong trái, gây ra sự thối rữa và làm hỏng trái.
  • Quá trình gây hại có thể kéo dài từ lúc cây mới ra trái cho đến khi thu hoạch.
  • Ruồi đục vào trái khiến trái bị vết khuyết lõm, chảy nhựa vàng.

ĐẶC ĐIỂM RUỒI ĐỤC TRÁI BÍ ĐAO

Trứng: Ruồi cái dùng ống để trứng chọc sâu vào lớp vỏ ngoài rồi đẻ trứng bên trong, mỗi ổ có từ 5 đến 10 trứng.

  • Các vết chích lõm xuống, có màu đen, ứ nhựa
  • Sau 2 – 3 ngày có nâu sẫm dễ nhìn thấy bằng mắt thường, trứng dài ốm như hạt gạo, màu trắng.
  • Lúc nở sẽ chuyển từ màu trắng sang vàng

Sâu non (dòi): Khi trứng nở thành dòi (có dạng đầu nhọn và đít bằng) cắn phá ở phần thịt quả.

  • Quả bị tấn công có thể dị dạng, thối nhũn thành từng phần sau đó thì rụng,
  • Khi tách quả ra thấy có dòi màu trắng đục bên trong thịt.
  • Thời gian sống của chúng khoảng 8-10 ngày, sau đó rơi xuống đất và hoá thành nhộng.

Nhộng: Nằm dưới bề mặt đất khoảng 2 – 3 cm với mặt đất, có màu nâu vàng.

  • Thời gian nhộng từ 7-10 ngày, sau đó vũ hoá thành ruồi, sẽ có màu nâu đỏ.
  • Vòng đời của chúng kéo dài từ 30- 60 ngày.
  • Ruồi đực có màu vàng cam, còn ruồi cái có màu nâu hơi xám.
  • Ruồi cái có vòi đẻ dài, dùng để đẻ trứng vào trái.
  • Ruồi cái dùng ống để trứng chọc sâu vào vỏ quả rồi đẻ 1 ổ trứng dưới lớp vỏ, ấu trùng của ruồi có màu trắng, không có chân.

Trưởng thành: To gần bằng ruồi thông thường, có màu vàng nhạt, cánh trong suốt.

  • Khi đậu 2 cánh giang ngang 2 bên.
  • Giai đoạn quả gần chín chúng sẽ tập trung nhiều dưới các tán lá hoặc đậu trên mặt quả
  • Dùng ống đẻ trứng chọc vào trong thịt quả để đẻ trứng.
  • Có  vòng đời sống từ 20 –  40 ngày, trung bình ruồi cái có thể đẻ đến 400 trứng.

HẬU QUẢ:

  • Trái bí đao bị ruồi đục vào sẽ bị thối, hư hỏng nặng, có các vết đen trên các vết chích
  • Giảm năng suất, chất lượng, gây ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả kinh tế
  • Ruồi đục trái bí đao có thể phá hủy hàng loạt khi chúng đến mùa sinh sản
  • Vì vậy cần phải có các biện pháp phòng sâu bệnh kịp thời.

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

  • Thường xuyên dọn dẹp, loại bỏ và tiêu hủy các trái bị nhiễm bệnh.
  • Đặt các bẫy có màu vàng pha lẫn với mồi để thu hút và tiêu diệt ruồi trái.
  • Sử dụng các thuốc có các chất như: Alpha cypermethrin, Fenobucarb.
ruoi-duc-qua-bi-dao
Cận cảnh ruồi đục quả

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

  • Dùng các túi nhỏ bọc quả lại. Dùng tăm chọc vào bọc để cho quả có thể thoát hơi
  • Lắp đặt các lưới chắn quanh khu vườn để ngăn chặn sự tấn công của ruồi.
  • Dùng vải màn để bao phủ lên toàn bộ cây đối với khu vực cây vừa đủ cao và có quả tốt, giá trị kinh tế cao.
  • Thu hoạch quả: Chọn thời điểm phù hợp để thu hoạch quả, không để quả chín trên cây trong thời gian dài.
  • Dùng các thuốc BVTV, bả, tấm dính ruồi.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *