Rệp sáp là loài côn trùng gây hại quanh năm trên cây có múi. Rệp sáp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái…và cả rễ cây có múi. Loài côn trùng này ít di chuyển, phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha di (kiến hôi, kiến cao cẳng…).
Trong quá trình sống rệp bài tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.
Rệp cái hình bầu dục, không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực thon, có cánh, dài 3mm, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.
Vòng đời của con cái sống khoảng 115 ngày, con đực ngắn hơn khoảng 27 ngày (từ khi nở cho đến khi trưởng thành và chết).
Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng có thể lên đến 200 – 250 quả. Thời tiết nắng nóng nhiều là thời điểm rệp sinh sôi nảy nở nhanh nhất. Ở Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển nhanh chóng.
Biện pháp quản lý
Xử lý hố trước khi trồng với Diazinon hay Carbofuran. Những cây bị chết do rệp sáp hại, trước khi trồng lại cần xử lý hố.
Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây, diệt kiến xung quanh gốc và kiểm soát rệp sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất.
Sản phẩm ẾCH VÀNG 200 ĐẶC TRỊ SÂU – RỆP SÁP KHÁNG THUỐC của công ty TNHH xuất nhập khẩu IDA GLOBAL là giải pháp tối nhất với thành phần là hoạt chất Indoxacarb, Chlorfenapyr.Indoxacarb có hoạt tính diệt côn trùng (giết chết ấu trùng và giết trứng) thông qua tiếp xúc và nhiễm độc dạ dày, côn trùng ngừng cho ăn, rối loạn chức năng, tê liệt trong vòng 3 đến 4 giờ và cuối cùng là chết. Nó chặn các chuyển động của ion natri trong một số tế bào thần kinh, dẫn đến tê liệt và chết của côn trùng bị ảnh hưởng.
Chlorfenapyr hoạt động bằng cách cản trở khả năng sản sinh năng lượng của côn trùng ở cấp độ tế bào. Nó chống lại khả năng kháng thuốc của côn trùng, vì thế phải mất từ 24 đến 48 giờ côn trùng mới bị tiêu diệt.
Liều lượng sử dụng: 20-25ml/ bình 25 lít
IDA Global – Nâng Tầm Nông Nghiệp Việt Nam