Rầy phấn trắng có tên khoa học là Aleyrocybotus indicus. Thuộc họ Aleyrodidae, bộ cánh đều (Homoptera)
TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA RẦY PHẤN TRẮNG
Rầy phấn trắng gây hại bằng cách chích hút nhựa cây lúa làm cho lá lúa chuyển sang màu vàng, cây phát triển kém, lá mới mọc ra sẽ bị triệu chứng xoắn lại giống như bị “siết cổ lá”; ở giai đoạn lúa làm đòng, lá cờ bị xoắn làm bông trổ không thoát; nếu trổ được hạt lúa sẽ bị lép toàn bộ. Triệu chứng “siết cổ lá” lá rất giống bệnh lùn xoắn lá do virus. Gây hại cả hai giai đoạn ấu trùng và thành trùng.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG RẦY PHẤN TRẮNG
Vòng đời rầy phấn trắng tương đối ngắn 17-24 ngày, vì vậy nắng nóng kết hợp với ruộng ít thiện địch là điều kiện bộc phát rầy phấn trắng rất mạnh.
Thành trùng trông giống một loài bướm nhỏ, có hai cặp cánh màu trắng, cặp cánh trước dài, cặp sau ngắn hơn, khi đậu xếp giống hình dáng của một mái nhà, mạch cánh đơn giản, ít vân cánh.
Trứng được đẻ rời rạc hoặc từng ổ ở mặt trên và dưới. Mỗi con cái có thể đẻ 7-100 trứng. Chúng thường đẻ trứng tập trung ở 2/3 lá về phía chóp lá. Thời gian ủ trứng 6-8 ngày. Trứng lúc mới đẻ có màu trắng đục, một ngày sau chuyển sang màu nâu nhạt và màu nâu đậm khi sắp trứng nở.
Ấu trùng: có 3 tuổi
– Tuổi 1: mới nở có 3 đôi chân, hình bầu dục, hai mắt màu đỏ, chưa có lớp phấn. Chúng di chuyển đến gần gân lá hoặc xung quanh trứng để chích hút. Một ngày sau thì ấu trùng nằm bất động, chân còn cử động. Ngày thứ 2, chân không cử động. Ở ngày thứ 3, phần ống chân thoái hóa chỉ còn lại phần đùi. Chiều dài ấu trùng tuổi 1 là 0.25-0.29 mm, chiều rộng 0.09-0.16 mm.
– Tuổi 2: Sau khi lột xác, cơ thể bám chặt vào mặt lá, không còn thấy dấu vết của các đôi chân. Chiều dài 0.40-0.64 mm, chiều rộng 0.20-0.31 mm. Cơ thể có lớp phấn mỏng. Thời gian tuổi 2 là 2-3 ngày.
– Tuổi 3: Giống tuổi 2 về hình dạng và màu sắc, không di chuyển. Chiều dài 0.57-1.00 mm, chiều rộng 0.30-0.60 mm.
PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI GIỮA RẦY PHẤN TRẮNG VÀ BỆNH VÀ VÀNG LÁ CHÍN SỚM
Triệu chứng của bệnh vàng lá chín sớm ban đầu là một đốm vàng nhỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục. Đốm bệnh lớn ra nhanh chóng và kéo dài thành sọc màu vàng, hướng về chop lá, vết bệnh có thể lan dần ra cả lá và nếu bệnh nặng lá có thể bị cháy khô.
Khác với vàng lá chín sớm thì triệu chứng của rầy phấn trăng gây hại làm cho lá vàng nhưng không có vết bệnh. Thành trùng rầy phấn trắng làm cho lá đòng và lá thứ 2 gần lá đòng bị xoắn và vặn chặt nhau làm cho bông lúa không trổ thoát được hoặc nếu trổ thì bị lép hoàn toàn
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ RẦY PHẤN TRẮNG
Do rầy phấn trắng có vòng đời ngắn, lại sinh sản nhiều (1 con cái có thể đẻ cả trăm trứng và nếu không bắt cặp vẫn có thể nở ra ấu trùng đực để gây hại), chúng phát triển mật số rất nhanh đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng. Do đó để quản lí kịp thời rầy phấn trắng bà con cần phải thăm ruộng thường xuyên (nên lội xuống ruộng để kiểm tra mặt trên và mặt dưới của lá hoặc khua động bụi để kiểm tra sự xuất hiện của thành trùng)
Nếu phun đúng thời điểm rầy nở hoàn toàn hoặc các ruộng phun đồng loạt thì sẽ ít xảy ra tái nhiễm và ngược lại phải xử lý lần 2 nếu phun không đúng giai đoạn.
Bà con có thể sử dụng sản phẩm sản phẩm PHOPPAWAY 80WG hoặc VUA CHIM TRĨ để diệt trừ Rầy phấn trắng với liều lượng như sau:
Đối với PHOPPAWAY 80WG pha với liều lượng 1 gói (16GR) cho 1 bình máy 25 lít nước.
Đối với VUA CHIM TRĨ pha 15-20ml/25 lít nước.
Một số lưu ý khi phun thuốc trừ Rầy phấn trắng:
– Rầy phấn trắng gây hại từ đẻ nhánh đến đòng trổ, gây hại nặng nhất vào giai đoạn đòng. Khi gặp thời tiết nắng nóng rầy phát triển mật số rất nhanh nên bà con cần phải thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun trị sớm.
– Do khả năng di chuyển linh hoạt rầy có thế di chuyển từ nơi khác vào ruộng nên phải phun xịt đồng loạt để tránh sau khi phun rầy từ ruộng khác sẽ bay qua.
– Trong trường hợp mật số rầy quá cao bà con nên phun lặp lại sau 1 tuần.
– Các đánh giá hiệu quả:
+ Xem rầy chết phía dưới gốc lúa, dưới nước.
+ Xem màu lá (không bị vàng) và ấu trúng có còn gây hại trên các lá đòng sau 7-10 ngày phun.
+ Sau xử lý rầy còn rải rác sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn sau.
– Kỹ thuật phun: Do rầy gây hại trên tán lá và chủ yếu ở mặt dưới vì vậy nên phun vào buổi sáng, trời vừa ráo sương, phun hạt mịn và đều để thuốc phân tán tốt và thấm sâu vào lá lúa tiêu diệt rầy gây hại và phải phun đồng loạt.
—————————————