RẦY LƯNG TRẮNG HẠI LÚA

Rầy lưng trắng cũng là một bệnh khá phổ biến ở ĐBSCL

Trứng rầy lưng trắng có dạng quả  chuối tiêu như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Rầy đẻ trứng thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ 2-7 quả.

Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vết vằn trên lưng

Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực chỉ có một dạng hình cánh dài. Thời gian từ khi vũ hoá đến đẻ trứng 3-5 ngày, có thể sống 20 – 30 ngày

Rầy lưng trắng rất giống với rầy nâu về hình dạng, kích thước và tập quán sinh sống, chỉ khác ở chổ rầy lưng trắng trưởng thành có cánh màu trắng đục và có một vệt trắng trên giữa lưng.

Rầy gây hại vào giai đoạn trổ bông làm cho số lượng bông lúa và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm.

Cách phòng trị cũng giống như rầy nâu như sử dụng giống lúa kháng rầy, vệ sinh đồng ruộng, thăm đồng thường xuyên. Cần lưu ý là các giống lúa phổ biến hiện nay chưa có giống nào kháng được như rầy lưng trắng.Để phòng trị rầy lưng trắng bà con nên kết hợp với sản phẩm Vua chim trĩ với những hoạt chất Bifenthrin và Imidacloprid tác động vào hệ thần kinh của côn trùng, thuốc có tác động lưu dẫn, tiếp xúc và vị độc. Ngoài ra, Vua chim trĩ còn có chất phụ gia để tăng khả năng bám dính. Về liều lượng ta nên sử dụng 30ml/ bình phun 25l.

IDA Global – Nâng Tầm Nông Nghiệp Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *