Ðây là đối tượng rất nguy hiểm. Rầy chổng cánh đẻ trứng trên đọt non, cả trưởng thành lẫn rầy non thường chích hút nhựa lá non, đọt non và làm lây bệnh vàng lá gân xanh.
Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, thân hình chúng rất nhỏ, thành trùng dài từ 2-3mm, ít bay nhảy, có cánh dài, màu xám đen với vệt trắng lớn chạy từ đầu đến cuối cánh, lúc đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu tạo thành một đường xiên 30-45 độ C.
Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi khuẩn Candidtus asiaticum gây bệnh Greening cho các cây ăn quả có múi. Bằng cách chích hút trên
những cây bị nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua vòi chích hút và qua nước bọt do vi khuẩn Candidtus aciaticum có thể tồn tại và được nhân lên về số lượng trong tuyến nước bọt của rầy chổng cánh.
Con trưởng thành thân dài từ 2,5-3 mm, nâu xám, cánh có màu nâu vàng, chân có màu xám nâu, phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối
cánh, dãy này bị gãy về phía cuối cánh. Đầu nhọn màu nâu nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen
Biện pháp quản lý:
Kiến vàng, bọ rùa, nhện … là thiên địch của rầy này.
Ðể hạn chế cần bón phân tập trung cho cây ra đọt đều và phun thuốc diệt rầy khi cần.
– Trồng xen với ổi để hạn chế rầy chổng cánh
– Nên trồng cây chắn gió chung quanh vườn để hạn chế sự lây lan của rầy chổng cánh từ nơi khác đến.
– Không nên trồng các loại cây kiểng như nguyệt quới, kim quýt trong vườn.
Để phòng trị rầy chổng cánh bà con nên kết hợp với sản phẩm RAYXANH 200WP lưu dẫn dẫn cực mạnh – đặc trị côn trùng chích hút. Với thành phần chính là 3 hoạt chất
Imidaclorid, Lambda cyhalothrin, Thiamethoxam.
– Hoạt chất Imidaclorid có tác dụng nội hấp và lưu dẫn, diệt côn trùng bằng cách tiếp xúc và vị độc. Lambda-cyhalothrin có tác động lên côn trùng thông qua tiếp xúc và ăn uống.
– Gây ức chế và tắc nghẽn đường truyền tải thông tin đến hệ thần kinh trung ương của côn trùng. Việc tê liệt hệ thần kinh trung ương sẽ khiến côn trùng bị côn trùng bị lê liệt và dẫn đến tử vong, giống như kiểu người thực vật.
– Thiamethoxam là một loại thuốc trừ sâu toàn diện, đi theo cách truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh bằng cách can thiệp với các thụ thể acetylcholine nicotinic trong hệ thần kinh trung ương, và cuối cùng làm tê liệt các cơ của côn trùng.
Liều lượng sử dụng: 1 gói 100gr /200 lít nước