NGUYÊN NHÂN SẦU RIÊNG BỊ SƯỢNG CƠM, CHÁY CƠM

Sầu riêng bị sượng cơm, cháy cơm là những vấn đề thường gặp. Vấn đề đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá trị thương phẩm. Dưới đây là những nguyên nhân chính và cách khắc phục:

Nguyên nhân trái sầu riêng bị sượng cơm, cháy cơm

Hình: Trái sầu riêng bị sượng cơm

Điều kiện bất lợi làm trái bị sượng cơm, cháy cơm

  • Mưa nhiều và ẩm ướt: Mưa kéo dài và độ ẩm cao có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chín tự nhiên của trái, dẫn đến tình trạng sượng cơm. Khi quá nhiều nước tích tụ trái không thể chín đều, gây ra sượng cơm. Cây hút nhiều nước kích thích cây ra đọt non nhiều gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển làm trái bị nhão cơm, xơ cơm.
  • Khô hạn: Thiếu nước trong giai đoạn trái đang phát triển cũng gây ra cháy cơm và sượng cơm. Cây thiếu nước sẽ không đủ dưỡng chất để nuôi trái, làm cho trái bị chai và cháy cơm.

Chăm sóc không đúng cách

  • Tưới nước không hợp lý: Việc tưới nước quá nhiều hoặc quá ít nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng cơm sầu riêng. Nước quá nhiều dẫn đến ngập úng, thiếu oxy cho rễ. Khi thiếu nước làm trái khô héo.
  • Bón phân không đúng liều lượng: Bón phân không cân đối, đặc biệt là thiếu hoặc thừa phân kali ảnh hưởng đến chất lượng trái. Phân bón không đủ làm cây thiếu dinh dưỡng. Bón phân thừa gây ngộ độc cho cây. Bón thừa đạm trong giai đoạn trái phát triển, cây ra đọt non xảy ra tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và cơm trái. 
  • Cây ra hoa và đậu trái nhiều đọt gây ra cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa hoa và trái non. Cạnh tranh giữa trái lớn và hoa, giữa trái nhỏ và trái lớn gây ra tình trạng sượng trái.
  • Các khoáng chất dinh dưỡng không cân đối như canxi (C) và Magiê (Mg) thường gây sượng trái. Thiếu Bo (B) thì làm cháy múi. Bón phân có chứa gốc Chlor (như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K chứa nguyên liệu KCl cao) làm cho trái bị sượng.

Vấn đề về sâu bệnh

  • Nấm và vi khuẩn: Các loại nấm và vi khuẩn gây hại có thể tấn công trái sầu riêng, làm cho trái bị sượng cơm. Nấm Phytophthora là một trong những loại gây hại phổ biến nhất.
  • Côn trùng: Một số loại côn trùng chích hút làm hỏng trái gây nên tình trạng sượng cơm. Rầy xanh và bọ xít là những loài thường gây hại cho sầu riêng.

Hình: Con rầy xanh hại trên trái sầu riêng

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hoạch không đúng thời điểm: Thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn đều có thể dẫn đến tình trạng sượng cơm. Trái chưa đến tuổi thu hoạch khi thu hoạch sẽ không đạt được độ ngọt và mùi thơm cần thiết.
  • Bảo quản sai cách: Không bảo quản đúng cách sau thu hoạch, chẳng hạn như để trái ở nơi quá nóng hoặc ẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng cơm sầu riêng. Bảo quản trong điều kiện không phù hợp dẫn đến việc trái  bị hỏng nhanh chóng.

Yếu tố di truyền

  • Giống sầu riêng: Một số giống có xu hướng bị sượng cơm hoặc cháy cơm nhiều hơn so với các giống khác. Chọn giống không phù hợp với điều kiện canh tác cũng là nguyên nhân.

Biện pháp khắc phục tình trạng trái bị sượng cơm

Chọn giống và tưới nước

  • Chọn giống có chất lượng ổn định, ít bị sượng cơm hoặc cháy cơm. Giống cây khỏe mạnh sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh. 

Hình: Cây giống sầu riêng ở trại giống uy tín

  • Tưới nước hợp lý, đều đặn tránh tình trạng ngập úng hoặc khô hạn kéo dài. 
  • Vườn phải được tiêu thoát nước tốt.

Bón phân hợp lý Hạn chế sượng cơm sầu riêng

  • Trong thời kỳ nuôi trái không nên bón thừa phân đạm. Vì phân đạm làm tăng kích thích chồi non phát triển.
  • Phun MKP (0-52-34), 50-100g/10 lít nước (hoặc KNO3 liều lượng 150 g/10 lít nước), 7-10 ngày/lần, giai đoạn từ 3-12 tuần sau khi đậu trái để hạn chế ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái.
  • Khi sử dụng phân hỗn hợp N:P:K nên chú ý thành phần Kali trong phân không chứa KCl. Cây cần đủ Kali ở giai đoạn trái trưởng thành và chín. 
  • Hạn chế dùng phân chứa gốc Clo.
  • Sử dụng phân bón lá có chứa Bo phun vào giai đoạn 2-3 tuần sau khi đậu trái để hạn chế hiện tượng cháy múi.

Kiểm soát sâu bệnh

  • Thường xuyên kiểm tra và xử lý sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp sinh học và hóa học để kiểm soát sâu bệnh hiệu quả.

Hình: Phun thuốc phòng cho cây sầu riêng

Thu hoạch và sau khi thu hoạch

  • Chú ý thu hoạch khi trái đến tuổi thu hoạch, tránh thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn. Tránh thu hoạch vào thời điểm mưa nhiều, vườn ngập nước.
  • Bảo quản sầu riêng nơi khô ráo, thoáng mát để duy trì chất lượng cơm sầu riêng.

 Cho ra hoa đồng loạt

Kích thích cho cây ra hoa sớm, tập trung, đồng loạt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với trái.

Ra hoa đồng loạt giúp trái chín tập trung, sẽ hạn chế tập trung dinh dưỡng cho những trái sau cùng.

Cắt bỏ toàn bộ hoa hoặc trái non ra đợt hai nếu tỉ lệ hoa hoặc trái thấp.  

Kết luận

Để giảm thiểu hiện tượng sầu riêng bị sượng cơm và cháy cơm, cần thực hiện các biện pháp như chọn giống cây phù hợp. Và cần chăm sóc cây đúng cách, tưới nước và bón phân cân đối, kiểm soát sâu bệnh kịp thời và thu hoạch đúng thời điểm là cần thiết. Những biện pháp này sẽ giúp đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm của trái sầu riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

Xem thêm:> Thuốc BVTV> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website:  www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email:  idaglobal.com.vn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *