1/ Rầy bông xoài:
Tên khoa học: Idioscopus spp
Gây hại:
Triệu chứng bị hại do rầy bông xoài gây ra rất dễ nhận diện do rầy thường hiện diện trên bông và lá non (trước khi trổ bông). Khi bị hại, có thể quan sát thấy bông khô, nâu và rụng, cả phát hoa có thể bị rụng toàn bộ bông, chỉ còn trơ trụi lại cành nhỏ. Ngoài ra, sự hiện diện của nấm bồ hóng trên bông, lá, cành và trên trái non cũng là một triệu chứng rất điển hình.
Quản lý:
Sau khi thu hoạch cần tiến hành tỉa cành, vệ sinh vườn cho vườn được thông thoáng. Dùng bẫy đèn để thu hút diệt rầy trước khi ra bông.
Nên phun ngừa vào giai đoạn xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá. Có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị như SIÊU XÔNG HƠI ,…
2/ Sâu đục trái, đục hột xoài
Tên khoa học: Deanolis albizonalis
Gây hại:
– Sâu hoạt động chủ yếu về đêm, ban ngày ẩn trốn dưới các lá cây, thích đẻ trứng trên những quả khuất ánh sáng.
– Trứng được đẻ trên quả đậu khoảng 30-45 ngày và kéo dài cho đến khi thu hoạch. Thường mỗi quả có từ 1-2 con, nhưng vào những lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả. Quả bị sâu hại, ở phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành một chấm đen. Sâu tấn công chủ yếu là phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi… phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.
– Sâu non đẩy sức rơi xuống đất để hóa nhộng trong 1 cái kén bằng tơ và đất.
Quản lý:
– Thu lượm những quả bị bệnh đem tiêu huỷ nhằm loại bỏ nguồn sâu trong vườn.
– Sau thu hoạch có thể cho nước ngập mặt vườn khoảng 36-48 giờ để tiêu diệt nhộng.
– Sử dụng thiên địch như kiến vàng.
– Bao quả bằng bao nilon, bao nhựa mịn hoặc bọc bằng vải.
– Phun thuốc khi sâu non mới nở còn ở bên ngoài vỏ, nên dùng các hoạt chất Emamectin như X-SPIDER
3/ Bọ cắt lá:
Tên khoa học: Deporaus marginatus
Gây hại:
Thường gây hại nặng trong vườn ươm hoặc ở vườn xoài mới ra đọt non vào mùa khô. Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non hoặc dọc theo gân chính của lá vào ban đêm, sau đó bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3 lá cắt rơi xuống đất, sau 2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và ra hoa, do bị làm giảm diện tích quang hợp.
Quản lý:
– Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.
-Thu gom và tiêu hủy các lá non bị cắn đứt rơi xuống đất để tiêu diệt trứng và ấu trùng nằm trong lá.
– Những vườn bị hại nặng nên cày xới đất ngay tán cây bị hại để diệt nhộng.
– Phun thuốc khi thấy bọ trưởng thành xuất hiện trong vườn. Với các vườn bị nặng nên cày đất ở phía dưới tán lá cây bị nhiễm, để diệt nhộng trong đất. Phun lên lá non bằng các thuốc có hoạt chất Emamectin như X-SPIDER
4/ Rệp sáp
Tên khoa học: Pseudococcus spp.
Gây hại:
Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị thương phẩm của trái.
Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn.
Quản lý:
Do cơ thể của các côn trùng thuộc họ rệp được phủ bởi sáp nên sử dụng thuốc hóa học để phòng trị khó khăn và việc sử dụng thuốc không đúng có thể ảnh hưởng đến thiên địch của rệp sáp trong tự nhiên. Để phòng trừ rệp sáp dính, nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp.
– Cắt tỉa tiêu hủy cành lá bị hại và tạo điều kiện thông thoáng cho vườn.
– Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa… để hạn chế rệp sáp.
– Dùng thuốc hóa học SIÊU XÔNG HƠI
5/ Rệp dính (Rệp vảy)
Tên khoa học: Saissetia hemisphoerica
Gây hại:
Rệp vảy có màu nâu đen, hình bán cầu, phân bố ở sát 2 mé các gân chính và phụ nhất mặt trên của lá, khi cậy vẩy lên và vò nhẹ sẽ có chất nhầy màu đỏ.
Rệp vảy chích hút nhựa cây và bài tiết mật làm phát sinh nấm bệnh, tác động trực tiếp đến quang hợp. Kiến đen và ong ngoài đốt cũng phát tán trứng hoặc ấu trùng của rệp đi xung quanh cây. Ngoài ra, rệp vảy cũng lan truyền bởi gió mưa và các hoạt động của con người.
Rệp phát sinh từ tầng tán thấp trở lên, ở cây lá xum xuê.
Quản lý:
– Vặt tỉa sát cuống những lá có nhiều rệp đu bám và tập trung đem đốt tiêu hủy, đồng thời cần cắt tỉa cành lá nhằm tạo độ thông thoáng.
– Cần tưới bù nước ngày 1 lần, trong 10 ngày liền.
– Dùng thuốc hóa học khi bắt đầu thấy sự xuất hiện của rầy như SIÊU XÔNG HƠI
6/ Sâu đục cành
Tên khoa học: Chlumetia transversa
Gây hại:
-Thành trùng màu nâu, cạnh ngoài cánh trước có những sọc ngang gẫy khúc rất rõ và sát rìa cánh có một hàng chấm đen. Chúng đẻ trứng trên chồi non hoặc trên lá.
-Trứng nhỏ, mới đẻ có mầu trắng nhưng trở nên nâu khi sắp nở. Ấu trùng có màu hồng, thời gian ủ trứng: 2- 4 ngày, ấu trùng có 5 tuổi.
-Chúng đục vào trong chồi non và bông, chồi bị hại thường bị héo, khô và không cho bông. Nếu sâu tấn công trên chùm bông sẽ làm bông bị rụng.Quản lý:
– Cắt tỉa gom cành bị sâu hại đốt để diệt sâu, nhộng bên trong.
– Theo dõi các đợt cây ra tược non và phun thuốc trừ sâu.
– Phun thuốc khi thấy sự xuất hiện của sâu như X-SPIDER
7/ Xén tóc hại thân cành
Tên khoa học: Plocaederus ruficoruis
Gây hại:
-Thường khi thấy thân cành héo khô, gãy chết mới có thể phát hiện các lỗ đục trên.
-Trứng tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong
thời gian từ 2-3 ngày. Ấu trùng dài, trắng sữa, đầu nhỏ, không chân, rất linh động.
-Trong quá trình gây hại, ấu trùng đục những đường hầm bên trong thân và cành cây.
-Chúng có thể sống đến 7-8 tháng trong thân cây. Trong một cây có thể có nhiều con cùng gây hại. Trước khi làm nhộng, ấu trùng đục một lỗ để khi vũ hóa chui ra. —Nhộng được bao bọc bởi một cái kén trắng to. Thời gian làm nhộng có thể từ 1-3 tháng.
– Thành trùng có râu cứng, rất dài. Cơ thể phủ lông màu xám rất nhỏ, màu đỏ nâu, châncũng có màu đỏ tuy nhiên phần đầu của đốt đùi và phần cuối của đốt chày lại có màu đen. Thành trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa sau khi vừa trưởng thành.
Quản lý:
-Không nên cắt, gọt hoặc bóc vỏ quả để làm nơi thuận lợi phát triển cho thành trùng cái và đẻ trứng. Chặt hết các cây hư hỏng để tiêu hủy.
-Dùng bẫy đèn sẽ bắt bớt được thành trùng.
-Sử dụng thuốc có tính lưu dẫn, bay hơi, thấm sâu như CAMAP 350SC phun trên bề mặt lớp biểu bì thân cây để tiêu diệt côn trùng và phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
IDA Global – Nâng Tầm Nông Nghiệp Viêt Nam