MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ

Mọt đục quả cà phê là loài côn trùng gây hại tập trung trên các cây cà phê mới trồng. Những cành cà phê bị mọt tấn công nên cắt bỏ, vi sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển và sản lượng cây. Ngoài các biện pháp phòng trừ bệnh hại thông thường nên áp dụng thêm các thuốc phòng trừ. Mời bà con cùng IDA GLOBAL xem thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Thông tin chung

Tên thông thường Mọt đục quả
Tên khoa học Stephanoderes hampei
Các loại cây trồng bị hại Cà phê

Đặc điểm – Mọt đục quả cà phê:

  • Vòng đời chúng có thể sống đến vài tháng
  • Chúng thường bắt đầu đẻ trứng từ 10-21 ngày sau khi vũ hóa.
  • Con mọt cái có thể đẻ từ 70-80 trứng và nở sau 6-11 ngày.
  • Ấu trùng của mọt đục quả có màu trắng, không chân, rất nhỏ, cơ thể thường cong hình chữ C.
  • Thời gian ấu trùng tồn tại trong khoảng từ 14-28 ngày và nhộng từ 7-15 ngày.
  • Mọt thích sống và phá hại trên các quả cà phê già, chín và trên các quả khô rụng.
  • Mọt là dạng bọ cánh cứng nhỏ, màu nâu hoặc đen, có kích thước dài 1 – 1,6mm.
  • Mọt đục vào nhân quả, cắn phá phôi nhũ tạo thành rãnh nhỏ để đẻ trứng.
  • Con đực có màng thoái hóa nên cánh bọ đực ngắn, không bay được và ở trong trái ít di chuyển.

Khả năng gây hại – Mọt đục quả cà phê:

  • Mọt tấn công và đẻ trứng trên trái vào đầu mùa vụ
  • Và đạt gây hại cao điểm khi đến mùa trái chín rộ.
  • Vào cuối vụ mọt vẫn còn sống sót ở trái khô, chờ mùa vụ tới sẽ tấn công tiếp.
  • Cả mọt và ấu trùng đều thích tấn công các hạt già, chín hơn là hạt non.
    mot-duc-ca-phe
    Mọt đục cà phê

Biện pháp phòng trừ mọt đục quả cà phê

1. Biện pháp canh tác

  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp vườn cây, tạo độ thông thoáng, hạn chế các cây có chung ký chủ của mọt
  • Áp dụng quy trình chăm sóc cà phê giúp cây khỏe mạnh, có sức chống chịu sâu bệnh
  • Vào thời kỳ bọ gây hại, cần thường xuyên kiểm tra vườn, khi phát hiện sớm nên tiêu hủy các phần thân cành có dấu hiệu bị tấn công
  • Sử dụng, chọn lọc các giống cà phê sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt
  • Trồng cây với mật độ vừa phải
  • Xử lí đất, rác thực vật sau mỗi mùa vụ tránh tạo nơi trú ẩn cho sâu bệnh

2. Biện pháp hóa học

  • Nên phun phòng ít nhất 1 lần/năm
  • Sử dụng các thuốc trừ sâu có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh.
  • Khi thấy mọt xuất hiện nhiều, nên phun thành 2 – 3 lần, mỗi lần nên cách nhau 7 – 10 ngày.
  • Các thuốc chứa hoạt chất như:  Abamectin, Alpha-cypermethrin cho thấy hiệu quả rõ rệt nhất trong việc phòng trừ và tiêu diệt mọt đục hại cà phê.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *