KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY XOÀI TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

(GIAI ĐOẠN DƯỠNG CÂY)

1. Cách trồng

Đào lỗ trên mô vừa bầu cây con, đặt bầu vào, lấp đất vừa quá mặt bầu, ém đất chung quanh gốc, cắm cọc buột giữ cây con tránh gió làm rễ bị lung lay (làm cây con  phát triển kém), tưới đẫm nước. Dùng rơm rạ hay cỏ khô đậy mô lại.

2. Bón phân

Lượng phân bón cho xoài thay đổi tùy theo giống, tình trạng sinh trưởng, đất đai,…Nói chung cần sử dụng phân bón gia giảm theo tuổi cây, năng suất, nhất là trong giai đoạn cây cho thu hoạch. Có thể tham khảo lượng phân bón cơ bản cho xoài trong điều kiện canh tác xoài ở ĐBSCL sau đây.

– Giai đoạn 1-3 năm đầu (kg/cây/năm):

Bón 0,2-0,3 kg phân 16-16-8 kết hợp 0,1-0,2 kg phân Urê. Số lần bón chia làm 2 đợt/năm (Đầu và cuối mùa mưa)

              – Giai đoạn cây cho trái (kg/cây/năm): Tham khảo bảng sau:

Giai đoạn Urê Super lân KCl 20-20-15 Phân chuồng
Sau thu hoạch 0,5-1,2 1-1,5 0,2-0,5 10-20
Trước xử lý ra hoa 30 ngày 0,2-0,5 1-1,5 0,2-0,5
Sau khi đậu trái 2 tuần (chia bón 2-3 lần) 0,1-0,3 0,2-0,5 1-1,5
Tổng cộng 0,8-2,0 2-3 0,6-1,5 1-1,5 10-20

Xới đất thành rãnh sâu khoảng 5 cm chung quanh gốc (cách gốc khoảng 0,5-1 m), cho phân vào lấp lại và tưới. Lưu ý không nên bón phân cho cây trong mùa nước ngập vì dễ làm thối rễ non.

Có thể phun thêm các loại thuốc dưỡng cây để giúp các đợt cành mọc tốt, cây ra hoa tập trung và hạn chế hiện tượng rụng trái non.

Cần bón thêm phân chuồng hoai mục (heo, bò) cho cây hằng năm.

3. Tưới tiêu

Cây xoài trưởng thành có khả năng chịu đựng khô hạn tốt, nhưng muốn cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao thì cần cung cấp đầy đủ nước cho cây và nhất là lúc ra hoa kết trái. Tuy nhiên, xoài cũng cần một thời gian khô hạn ngắn trước khi trổ hoa để giúp quá trình cảm ứng ra hoa xảy ra dễ dàng. Xoài chịu ngập khá so với nhiều loại cây ăn trái khác, nhưng cũng cần chú ý thoát nước liếp tốt trong mùa mưa để duy trì tốt tuổi thọ của cây.

Đặc điểm của cây trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng. Trong giai đoạn này cần thúc đẩy rễ để cây bám đất tốt, đâm sâu, lấy được dinh dưỡng trong đất. Tập trung toàn bộ dinh dưỡng để phân tán cành lá đang sinh trưởng, phát triển thân, cành, lá để tạo bộ tán to, khỏe, phân bố đều theo các hướng, bộ tán cây có nhiều cành lá. Bộ tán cây càng khỏe thì diện tích quang hợp của lá càng cao, năng suất quả sau này càng cao.

IDA Global – Nâng Tầm Nông Nghiệp Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *