1. Trồng cây chắn gió:
Nên chọn những cây phát triển nhanh, dẻo dai, rễ ăn sâu khó đổ ngã, ít sâu bệnh như: phi lao, bạch đàn, sà cừ…để bảo vệ vườn sầu riêng khỏi gió bão, tránh đổ cây, gãy cành, rụng trái và điều hòa nhiệt độ trong vườn.
2. Tủ gốc giữ ẩm:
Sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất lớp dầy 10-20cm, cách gốc 10-50cm tùy theo cây lớn hay nhỏ. Giữ cho gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm sự xâm nhập của nấm bệnh.
3. Làm cỏ, trồng xen
Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn, xới xáo cho đất tơi xốp. Mùa khô nên tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, lá cây để giữ ẩm. Có thể trồng xen một số loại cây ngắn ngày khi sầu riêng còn nhỏ để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển.
Lưu ý: không trồng các loại cây là kỹ chủ của nhiều mầm bệnh nguy hiểm như ca cao, đu đủ, dứa, tiêu…
4. Tưới nước
– Sầu riêng tất cần nước ở giai đoạn cây con và khi cho trái.
– Giai đoạn cây ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn khỏe, nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi) vào thời điểm một tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn đậu trái tốt.
– Sau khi đậu trái tiếp tục tưới, tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp trái phát triển và có chất lượng cao.
5. Tỉa cành, tạo tán
Tỉa cành tạo tán nên được làm sớm khi cây còn nhỏ, mõi cây chỉ một thân chính mọc thẳng, mang nhiều cành cấp 1 mộc ngang. Cần cắt tỉa cành mọc đứng, cành bên trong tán, những cành ốm yếu, bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất. Giữ lại các cành: Cành mọc ngang, cành khỏe mạnh, cành ở độ cao 1m so với mặt đất (khi cây cho trái).
Lưu ý: cần quét sơn hoặc vôi cho vết cắt để hạn chế sự xâm nhiễm của mầm bệnh.
6. Bón phân
Phân hữu cơ: bón định kỳ 1 lần/năm: 10-30 kg phân chuồng hoai mục hoặc 3-5 kg hữu cơ vi sinh cho 1 cây trong 1 năm. Năm thứ 1 và thứ 2 nên bón phân chuồng khoảng 10-20kg/cây. Sang những năm tiếp theo sẽ bón thúc khoảng 25-30kg/cây. Nhằm tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ. Bên cạnh đó, cũng làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
Phân vô cơ: Khi cây còn nhỏ, chưa có trái nên sử dụng phân đơn như phân lân, kali, urê hay phân N-P-K. Lượng phân đơn này đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ dàng hấp thụ.
Bón vôi vào đầu mùa mưa, khoảng 0,5-1kg/cây với điều kiện pH bình thường. Nếu đất có pH > 6,5 thì không nên bón thêm vôi. Việc bón vôi giúp tăng pH để ức chế vi sinh vật gây hại và kích thích vi sinh vật có ích phát triển trong đất.
Đối với cây sầu riêng càng lâu thì tăng lượng phân hàng năm từ 20% đến 30% (tùy theo sự phát triển của sầu riêng)