BÓN PHÂN CHO SẦU RIÊNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT NĂNG SUẤT NHƯ MONG MUỐN?

Đối với cây sầu riêng, cung cấp dinh dưỡng là việc không thể thiếu từ giai đoạn cây non, ra hoa, kết quả đến trước và sau thu hoạch. Bón phân vào đất có tác dụng tăng độ phì nhiêu, tơi xốp. Nhằm đạt trái to, ít sâu bệnh, tăng sản lượng và năng suất cây trồng. Tuy nhiên, bón phân quá liều lượng, không đúng cách cũng dẫn đến năng suất thấp; chất lượng nông sản kém; sâu bệnh hại nhiều. Do đó quá trình bón phân sầu riêng cần tiến hành đúng cách, theo định kì thường xuyên.

Quá trình bón phân sầu riêng chia thành 2 thời kỳ chính bao gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây còn nhỏ, chưa ra trái) và thời kỳ kinh doanh (ra trái)

  1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Phân hữu cơ: Sử dụng 10-30 kg phân chuồng hoai mục hoặc 3-5 kg hữu cơ vi sinh cho 1 cây trên năm, định kỳ 1 lần/năm. Năm thứ 1 và thứ 2 nên bón phân chuồng khoảng 10-20 kg/cây. Những năm kế tiếp, bón thúc khoảng 25-30 kg/cây. Nhằm tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ. Bên cạnh đó, cũng làm tăng độ phì nhiêu, giữ ẩm tốt cho đất.

Phân vô cơ: Giai đoạn cây còn nhỏ, chưa có trái, nên sử dụng phân đơn như phân lân, kali, urê hay phân N-P-K. Lượng phân đơn này đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ dàng hấp thụ.

Bón vôi: Nên bón vào đầu mùa mưa giúp tăng pH để hạn chế mầm bệnh và kích thích vi sinh vật có lợi phát triển. Tiến hành bón khoảng 0,5-1 kg/cây với điều kiện pH bình thường, nếu đất có pH > 6,5 thì không nên bón thêm vôi.

Đối với sầu riêng càng lâu thì tăng lượng phân hàng năm từ 20% đến 30% (tùy theo sự phát triển của sầu riêng)

Cách bón và liều lượng phân:

Khi cây ra tược non đầu tiên, nên tiến hành bón phân. Lượng phân bón nên chia nhỏ thành nhiều lần bón như Bảng 1. Có thể bón phân bằng cách pha vào nước để tưới gốc hay xới nhẹ xung quanh gốc để bón và tưới nước điều này giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng độ phì nhiêu cho đất.

Bảng 1: Liều lượng bón phân sầu riêng thời kỳ kiến thiết cơ bản (kg/cây/năm):

Năm tuổi Lần bón/năm Lượng N-P-K Lượng phân
N P2O5 K2O Urê Lân Kali
1 6 – 9 0.2 – 0.3 0.1 – 0.2 0.1 – 0.2 0.44 – 0.65 0.63 – 1.25 0.2 – 0.4
2 4 – 6 0.3 – 0.45 0.2 – 0.3 0.2 – 0.3 0.65 – 0.98 1.25 – 1.83 0.4 – 0.6
3 4 – 6 0.45 – 0.6 0.3 – 0.4 0.35 – 0.5 0.98 – 1.3 1.83 – 2.5 0.7 – 1
4 4 0.6 – 0.75 0.4 – 0.5 0.6 – 0.7 1.3 – 1.63 2.5 – 3.13 1 – 1.17
5 4 – 5 0.75 – 0.9 0.5 – 0.6 0.7 – 0.8 1.63 – 1.96 3.13 – 3.75 1.17 – 1.3
6 4 – 5 0.9 – 1.2 0.65 – 0.8 0.9 – 1.1 1.96 – 2.61 4.06 – 5 – 1.8

2. Thời kỳ kinh doanh

Phân hữu cơ: nên sử dụng phân chuồng ủ hoai (phân gà) từ 20-30kg/cây hoặc phân hữu cơ chế biến với liều lượng 4 kg/cây/lần, bón vào các thời điểm sau thu hoạch, trước ra hoa và đậu quả, giúp cây sầu riêng sai quả, quả đạt chất lượng tốt.

Phân vô cơ: Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả như phân urê, super lân, phân N-P-K. Tuy nhiên, liều lượng bón phân sầu riêng thay đổi phải phù hợp theo tình hình phát triển của cây ở giai đoạn ra hoa, đậu trái, trái phát triển và trước thu hoạch.

Cách bón và liều lượng phân:

Bón vào gốc hoặc tiến hành xới nhẹ quanh gốc theo hình chiếu tán cây để bón phân và tưới nước. Trong quá trình bón phân nên tuân thủ theo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại phân- đúng giai đoạn cây- đúng điều kiện thổ nhưỡng, đất đai- đúng thời điểm- đúng phương pháp)

Sầu riêng phát triển từ 5-6 tuổi, tiến hành bón phân theo tỷ lệ 0,9kg N – 0,7kg P2O5 – 0,95kg K2O. Chia thành 5 lần bón phân và liều lượng cụ thể như Bảng 2.

Bảng 2: Liều lượng bón phân sầu riêng thời kỳ kinh doanh (kg/cây/năm):

Lần bón Lượng phân  
0.9kg N 0.7kg P2O5 0.95kg K2O 0.5kg K2SO4 4kg Hữu cơ  
Lần 1 (sau thu hoạch) 0.4 0.2 0.2 0 4kg
Lần 2 (Trước ra hoa 30-40 ngày) 0.1 0.3 0.2 0 0
Lần 3 (Sau khi nở hoa 14 ngày) 0.2 0.1 0.1 0 0
Lần 4 (Sau khi đậu trái 30 ngày) 0.2 0.1 0.2 0 0
Lần 5 (Trước thu hoạch 1 tháng) 0 0 0 0.5 0

 

CHÚC QUÝ BÀ CON CANH TÁC TỐT VÀ MỘT VỤ MÙA NHƯ Ý!

IDA Global – Nâng Tầm Nông Nghiệp Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *