BỌ DƯA HẠI DƯA LEO

Bọ dưa hại dưa leo phát triển gây hại mạnh vào mùa khô. Chúng phá hại vào buổi sáng và vào chiều tối. Ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc dưa.

BỌ DƯA HẠI DƯA LEO LÀ GÌ?

  • Tên thường gọi: Bọ bầu vàng
  • Tên tiếng anh: Pumpkin beentle
  • Tên khoa học: Aulacophora similis (Oliver)
  • Họ: Ánh kim (Chrysomelidae)
  • Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)
bo-dua-hai-dua-leo
Cận cảnh dưa leo

BỌ DƯA HẠI DƯA LEO – ĐẶC ĐIỂM:

  • Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô.
  • Chúng có chiều dài từ 6 – 8 mm, cánh có màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động.
  • Một sâu cái có thể đẻ khoảng 200 trứng.
  • Trứng nhỏ, độ dài khoảng 0,8 mm và rộng 0,3mm,
  • Trứng có màu vàng xanh khi mới đẻ và chuyển dần màu vàng nâu khi sắp nở.
  • Thời gian trứng ủ từ 8 – 15 ngày.
  • Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành chuyển thành màu vàng cam.
  • Đặc biệt là có một đôi chân giả.
  • Ấu trùng trải qua 3 lần lột xác.
  • Từ 18 đến 35 ngày sẽ chuyển sang nhộng.
  • Nhộng có màu nâu nhạt, vòng đời của nhộng từ 5 – 14 ngày.
  • Vòng đời của bọ dưa là từ 80 – 130 ngày.

BỌ DƯA HẠI DƯA LEO – TẬP QUÁN VÀ CÁCH GÂY HẠI:

  • Bọ dưa cái đẻ trứng gần gốc cây, trong đất hay trong các tụ rơm rạ lúc sáng sớm hay chiều tối.
  • Bọ dưa ăn lớp biểu bì và diệp lục trên lá thành một đường vòng.
  • Sau đó, ở phần bị cắn phá sẽ đứt. Bọ dưa thường tấn công khi cây có hai lá đơn.
  • Nếu mật số cao có thể ăn trụi hết lá lẫn đọt non.
  • Cây trồng trong mùa nắng sẽ bị gây thiệt hại nặng hơn trong khi trồng ở mùa mưa.
  • Ấu trùng sau khi nở ra sẽ ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây làm cây bị vàng héo, phát triển kém hoặc chết cây.
  • Các vết thương sẽ là nơi tấn công của vi khuẩn hay nấm.
  • Bọ trưởng thành gây hại mạnh khi dưa có 4-5 lá, khi bọ tấn công mạnh có thể làm trụi hết lá, cây kém phát triển hoặc chết.
  • Khi cây lớn, bọ sẽ không cắn phá nữa.
  • Chúng phá hại vào buổi sáng và chiều tối, khi trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc dưới mặt đất.
  • Bọ non sống trong đất sẽ ăn rễ và cắn phá ở gốc, thậm chí khi cây lớn.
bo-dua-hai-dua-leo
Cận cảnh bọ dưa trên dưa leo

TẤN CÔNG CÂY TRỒNG NÀO?

  • Đây là côn trùng gây hại rất nhiều loại cây.
  • Nhưng chủ yếu là các cây thuộc họ bầu bí, dưa hấu, bí đỏ, dưa leo, bầu, bí đao,…
  • Tuy nhiên, Bọ Dưa cũng có thể tấn công trên bắp, lúa và bông phấn lúa.
  • Chúng ăn các biểu bì và diệp lục mặt lá thành đường vòng. Sau đó, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá.
  • Thành trùng thường tấn công cây con khi có hai lá đơn dầu tiên, nếu mật số cao có thể ăn rụi hết lá lẫn đọt non.
  • Khi cây dưa lớn, bọ dưa không phá hoại nữa.

BỌ DƯA HẠI DƯA LEO – BIỆN PHÁP:

Biện pháp thủ công:

  • Có thể dùng vợt bắt bọ trưởng thành, có thể bắt bằng tay vào buổi sáng trên cây non.
  • Để tránh lây lan sang các vụ sau cần tiêu hủy các cây dưa, rễ dưa sau mùa thu hoạch.
  • Chất thành đống thu hút dụ bọ dưa đến rồi phun thuốc vào để diệt trừ.
  • Phun trừ bọ vào sáng hoặc chiều tối bằng các thuốc có hoạt chất đặc trị loài côn trùng này.

Biện pháp tròng trị: 

  • Cày xới đất, phơi đất trước khi gieo giống.
  • Bảo vệ và quan sát các cây con ở giai đoạn đầu.
  • Khi quan sát có bọ bay ở ruộng dưa mà số lượng còn ít, sáng hay chiều nên soi đèn và bắt bọ bằng tay hoặc vợt.
  • Sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt trừ.
  • Sau đó từ 5 – 7 ngày nên phun, rải lại thuốc nếu số lượng bọ còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *