BỆNH THỐI TRÁI THANH LONG

Bệnh thối trái thanh long là một bệnh gây hại quan trọng, gây ảnh hưởng đến năng suất. Bệnh gây hại quanh năm, cả giai đoạn chồi non lẫn giai đoạn cho trái ổn định, thậm chí, có vườn bị ảnh hưởng tới 70 – 80%. Do không được quản lý bệnh tốt, bà con cần chú ý tới đặc điểm, tác nhân và biện pháp phòng trừ hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh thối trái thanh long.

benh-thoi-qua
Bệnh thối trái thanh long

Bệnh thối trái thanh long – TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

  • Bệnh do vi khuẩn Erwinia gây ra.
  • Bệnh thối trái trên thanh long xuất hiện hầu như cả năm.
  • Phát triển mạnh vào điều kiện nóng, độ ẩm cao như là mùa mưa.
  • Bệnh thường trú ẩn trong tàn dư trong vườn hoặc trên cành, hoa hay trái bệnh chưa tiêu hủy.
  • Bệnh lây lan qua các điều kiện: gió, nước mưa hoặc qua côn trùng.

Bệnh thối trái thanh long – TRIỆU CHỨNG BỆNH:

  • Trên cành, ở phần mô mềm chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng, úng nước và thối rữa.
  • Vết bệnh phát triển ra xung quanh cũng sẽ bị xâm nhiễm, làm cành nhánh thối rữa và có mùi hôi khó chịu, cành còn lại lõi gỗ bên trong. Phần lõi gỗ này sẽ khô dần và gãy.
  • Trên hoa và trái non, nụ hoa và trái có vết sẽ dần bị thối nhũn, có bọt khí nổi lên trên, vết bệnh sẽ lan rộng ra làm thối cả trái, gây mùi hôi và có dịch nâu vàng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH:

  • Không sử dụng cành, nhánh trên cây bệnh để làm giống trồng tiếp.
  • Trồng với mật độ cây vừa phải, không quá dày để có độ thông thoáng nhất định cho khu vườn.
  • Bà con cần đào mương, rãnh để thoát nước, tránh ngập úng cho cây vào mùa mưa.
  • Sau thu hoạch, bà con cần vệ sinh vườn, thu gom các cành nhánh, bông và trái bị bệnh tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại và tàn dư của mùa vụ trước.
  • Rải vôi bột khử trùng và phun thuốc phòng ngừa sau khi tiến hành cắt tỉa cành để làm giảm áp lực bệnh cho vườn thanh long.
  • Trong lúc chăm sóc, bà con hạn chế tạo ra vết thương cho cây để tránh xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh.
  • Bón phân cân đối, hợp lý, hạn chế bón thừa đạm.
  • Bà con nên rút râu sau khi hoa nở (từ 3 – 4 ngày khi hoa nở vào mùa nắng, 2 – 3 ngày vào mùa mưa),
  • Sau đó phun thuốc phòng ngừa mầm bệnh xâm nhiễm qua vết thương khi rút râu.
  • Giai đoạn nụ hoa sau từ 14 – 20 sau khi nở và từ 7 – 10 sau khi rút râu là giai đoạn nhạy cảm với bệnh thối nhũn.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *