Bệnh thối trái chôm chôm – là một nỗi lo lắng chung của bà con các tỉnh đang canh tác loại cây ăn quả này. Bên cạnh những vấn đề như xử lý ra hoa, sâu hại, rệp sáp thì bà con cũng rất lo lắng về bệnh thối trái trên chôm chôm, đặc biệt bệnh tấn công nặng vào mùa mưa, có độ ẩm cao hay khi cây ra hoa. Đây là bệnh thường gặp ở quả chôm chôm sắp chín hoặc đã già. Những đốm nâu đen sẽ xuất hiện rồi lớn dần, chúng ăn sâu vào trong. Sau một thời gian, quả thối nhũn và xuất hiện mùi chua khó chịu.
Bệnh thối trái chôm chôm là gì?
- Tên thường gọi: Bệnh thối nhũn chôm chôm, bệnh thối ướt chôm chôm, bệnh thối trái chôm chôm.
- Tên khoa học: Phytophthora sp.
- Gây hại chủ yếu trên các cây: Chôm chôm, xoài, bười,..
Bệnh thối trái chôm chôm – điều kiện:
- Bệnh chủ yếu do nấm Phytophthora sp gây ra.
- Dễ tấn công vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch quả.
- Tấn công khi nhiệt độ cao, độ ẩm kéo dài, trời mưa, có sương mù hay hơi nước.
- Đặc biệt, các vườn có mật độ trồng dày đặc, không thông thoáng.
Bệnh thối trái – Biểu hiện:
- Khi bị tấn công, trên quả sẽ có các đốm nhỏ li ti, màu nâu và lan dần trên trái.
- Đi từ vùng cuống xuống bên dưới phần giữa và cuối của trái.
- Bên trong, phần thịt của trái bị nhũn và chảy nước, thịt bị chua nước có mùi hồi thối.
- Trên vỏ có những tơ nấm màu trắng.
- Vào buổi sáng có thể thấy các tơ nấm phát triển trên vỏ.
- Chúng làm mất chất lượng và gây hại nặng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của khu vườn, gây rụng trái rất nhiều.
- Chúng lây lan rất nhanh trên từng chùm chôm chôm
- Nếu bệnh nhẹ sẽ làm mất thẩm mĩ trái, các vết bệnh nấm sẽ màu nâu, có tơ màu trắng.
- Làm mất giá trị và không thể đưa vào kinh doanh.
Bệnh thối trái chôm chôm – phòng trị:
Biện pháp canh tác:
- Bón phân đầy đủ, tránh dư đạm, bổ sung phân hữu cơ, cân đối NPK.
- Trồng với mật độ vừa phải, tạo sự thông thoáng cho khu vườn.
- Xây dựng hệ thống thoáng nước, hạn chế ngập úng vào mùa mưa.
Biện pháp hóa học:
- Bà con có thể phun một trong các loại các loại thuốc sau:
- Ridozeb 72WP: pha tỷ lệ 0,4 %
- Simolex 720WP: pha tỷ lệ 0,4 %
- Manozeb 80WP: pha tỷ lệ 0,4 %
Lưu ý phun thuốc ướt đều trên các tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện, nếu bệnh nặng phun 2 lần mỗi lần sau 7 ngày.
Xem thêm:
> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn
Hotline: 0896.655.633
Email: idaglobal.com.vn@gmail.com