BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CHÔM CHÔM – là một nỗi lo lắng chung của bà con nông dân các tỉnh đang canh tác loại cây này. Bên cạnh những vấn đề như xử lý ra hoa, rệp sáp thì bà con rất lo lắng về bệnh phấn trắng trên chôm chôm, đặc biệt bệnh tấn công nặng vào mùa mưa hay khi cây ra hoa.
BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CHÔM CHÔM LÀ GÌ?
Tên tiếng anh | powdery mildew of rambutan |
Tác nhân | Nấm Oidium sp. |
BỆ
NH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CHÔM CHÔM – ĐIỀU KIỆN:
- Gây hại trên các bộ phận còn non như cành non, lá non, hoa và trái non.
- Bệnh phát triển trong mùa mưa, nơi có ẩm độ cao và nhiệt độ thấp (20 – 25 độ C).
- Phát tán bệnh nhờ gió và nảy mầm trong điều kiện hơi nước, giọt sương.
- Đồng thời tấn công khu vườn trồng với mật độ dày, rậm rạp và những chùm trái phơi trực tiếp ngoài nắng.
- Chúng tấn công các bộ phận của cây.
- Đều có chung dấu hiệu là bao phủ của lớp phấn màu xám trắng
- Tốc độ lây lan nhanh nên rất dễ phát hiện.
- Chúng làm lá non bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô, tương tự trên hoa và trái non bị khô, đen dần và rụng đi.
- Ngoài ra, cũng tấn công ở trái lớn, trái bị khô, đổi màu đen, có hiện tượng râu kẽm.
- Trái bệnh sẽ chậm phát triển, thịt mỏng hoặc lép, khi chín mất màu đỏ tươi, gây mất thẩm mỹ có thể rụng đi hoặc trên cây…
- Gây nặng nề rất lớn đến năng suất và giá trị kinh tế.
DẤU HIỆU:
- Giai đoạn ra hoa, ra trái hoặc là trong mùa mưa là mùa bệnh phát triển mạnh.
- Bệnh gây hại nặng làm cho hoa bị cong queo và khô dần.
- Trên đọt non, nấm bệnh bao phủ lớp phấn trắng làm cho đọt kém phát triển.
- Lá bị bệnh bắt đầu từ mặt dưới với đốm phấn màu trắng xám, khi bệnh nặng lá non bị khô đen và rụng.
- Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng dày, rậm rạp và những chùm trái phơi ra ngoài nắng.
- Thời tiết ẩm ướt, có nhiều sương mù là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng phát tán.
BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CHÔM CHÔM – Biện pháp phòng trừ:
- Tạo điều kiện cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt bằng các biện pháp như: bón phân cân đối, tránh bón dư đạm,
- Tỉa và cắt bỏ các cành, cho thông thoáng, hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng vào mùa mưa.
- Giúp chống đỡ chùm trái dưới tán, hạn chế tiếp xúc cho chúng gần mặt đất. Tỉa bỏ cành nằm khuất trong tán cây.
- Trồng cây với mật độ hợp lí, tránh trồng quá nhiều cây bóng râm, sẽ không khí ẩm độ cao dẫn đến bệnh phát triển mạnh.
- Thu gom và tiêu hủy bộ phận nhiễm bệnh để hạn chế sự lây lan của nấm bệnh.
- Bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp chế phẩm sinh học nấm Trichoderma để vi sinh vật đối kháng.
- Thăm vườn thường xuyên nhất là trong thời kì ra hoa, trái non để phát hiện khi bệnh xuất hiện
- Có thể sử dụng gốc lưu huỳnh như: Sulox 80WP, Kumulus 80DF hoặc phun Tilt 250EC,….
- Nếu bị bệnh hại tấn công nặng có thể phun ngừa khi cây vừa ra hoa, trái nhỏ.
Xem thêm:
> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn
Hotline: 0896.655.633
Email: idaglobal.com.vn@gmail.com