BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY BƯỞI

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi còn có tên gọi khác được gọi là chảy nhựa, chảy gôm. Bệnh này là loại bệnh hại nguy hiểm đối với cây bưởi nói riêng và nhiều loại cây ăn trái nói chung. Vì thế, khi canh tác bà con nên tìm hiểu đặc tính bệnh và các biện pháp hiệu quả.

benh-nut-than
Biểu hiện của bệnh nứt thân chảy mủ

THÔNG TIN CHUNG:

Tên bệnh Nứt thân xì mủ, nứt thân chảy nhựa, chảy gôm,…
Tác nhân gây hại  Nấm Phytophthora sp.
Gây hại trên cây trồng Bưởi, cam, chôm chôm, đào, sầu riêng, táo ta,…

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY BƯỞI – NGUYÊN NHÂN:

  • Bệnh nứt thân xì mủ, tác nhân chính là do nấm Phytophthora sp. tác động gây ra.
  • Điều kiện thuận lợi để nấm phát triển và gây hại tốt mạnh nhất là khi nhiệt độ thấp
  • Rơi vào khoảng 15 đến 25 độ, độ ẩm trong không khí cao và pH đất thấp.
  • Mầm nấm bệnh thường trú ẩn trong đất, lây lan nhờ gió và hơi nước, nước và đi vào các cây qua các vết thương, vết trầy xước.

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY BƯỞI – BIỂU HIỆN:

  • Gốc cây: Là nơi đầu tiên xuất hiện nấm bệnh.
  • Thân, cành: Các vết nước xuất hiện trên cây, sau đó sẽ vết nứt thân hay cành ra theo chiều dọc.
  • Vết bệnh có nhựa màu vàng, đặc chảy ra sau đó cứng lại, vỏ cây bong ra.
  • Khi cạo lớp vỏ ngoài sẽ thấy phần gỗ bên trong cây sẽ bị chuyển thâm.
  • Trái: Cây bưởi bị nấm tấn công làm trái mất màu, trông như trái bị úng nước.
  • Sau đó, vết bệnh này sẽ xám đen khi có độ ẩm cao, chúng có lớp tơ màu trắng bao phủ xung quanh.

HẬU QUẢ:

  • Bệnh nứt thân xì mủ làm lá rụng, thân, cành bị nứt nẻ, chảy nhựa mủ.
  • Nhựa chảy ra và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hút chất dinh dưỡng.
  • Cây trở nên còi cọc, chậm phát triển và xơ xác khi bị nhiễm bệnh. Bệnh nặng hơn là cây chết.
  • Nấm bệnh sẽ khiến quả thối, rụng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của nông dân.

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY BƯỞI – BIỆN PHÁP:

Biện pháp:

  • Cắt, tỉa là, cành bưởi thường xuyên để tạo sự thông thoáng cho vườn.
  • Cải tạo độ tơi xốp, cày xới vườn phì nhiêu cho vườn, loại bỏ mầm bệnh từ mầm bệnh trú ẩn trong đất.
  • Đảm bảo khả năng thoát nước để tránh tình trạng ngập úng khi vào mùa mưa.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, phân bón hữu cơ, giúp tăng đề kháng cho cây.

Biện pháp xử lý

  • Sử dụng các thuốc sinh học chứa lại một số nấm có chức năng kiểm soát và chống lại nấm bệnh như Chaetomium spp. và Trichoderma spp.,…
  • Khi phát hiện bệnh đã lây lan trên diện rộng nên tiến hành phun các thuốc BVTV chứa hoạt chất Amisulbrom, hỗn hợp Metalaxyl + Mancozeb,…

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *