Cây quýt là một loại cây trồng quen thuộc, mang lại giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Bên cạnh, cây quýt cũng đối với nhiều loại bệnh hại, trong đó có bệnh nứt thân chảy nhựa. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, mà còn có thể gây hại nặng, cần nền phát hiện và xử lý kịp thời.
THÔNG TIN CHUNG:
Tên thường gọi | Nứt thân chảy nhựa, nứt thân xì mủ, thối gốc chảy nhựa |
Tên khoa học | Phytophthora sp. |
Cây trồng bị gây hại | Cây quýt, bơ, sầu riêng,… |
BỆNH NỨT THÂN CHẢY NHỰA QUÝT – NGUYÊN NHÂN:
- Bệnh nứt thân chảy nhựa cho chủng nấm bệnh Phytophthora sp. gây hại.
- Nấm bệnh có trong đất và nước là môi trường dễ lây lan bệnh.
- Những vườn quýt có nền đất thấp, thoát nước chưa tốt hoặc mật độ trồng quá dày đặc.
- Điều kiện thường vào khoảng từ 15 đến 25 ℃ rất thuận lợi cho nấm bệnh tấn công.
BỆNH NỨT THÂN CHẢY NHỰA QUÝT – BIỂU HIỆN:
- Thân, cành: Dưới gốc cây là nơi nấm bệnh thường tấn công. Khiến vỏ cây bị úng nước, thối nâu. Sau đó vỏ cây nứt ra theo chiều dọc và có mủ chảy ra. Đối với cây bệnh nặng, mủ khô lại, vỏ cây bị bong ra, cạo lớp vỏ thấy gỗ bên trong bị thâm nâu.
- Lá, quả: Lá trên cây sẽ bị héo vàng, dễ rụng, lá nón không còn sinh trưởng. Quả thay đổi màu sắc, nhìn vào thấy úng nước. Có lớp tơ màu trắng trên bề mặt những trái bị mắc bệnh.
HẬU QUẢ:
- Giảm năng suất và chất lượng trái: Do bệnh gây rụng lá và rụng trái sớm, làm giảm số lượng và kích thước quả. Trái bị bệnh cũng không đạt tiêu chuẩn về màu sắc, vị của trái và dinh dưỡng.
- Giảm khả năng sinh trưởng và phát triển: Do bệnh gây nứt thân và chảy nhựa, làm mất nước và chất dinh dưỡng. Cây bị suy yếu, không khỏe mạnh và dễ bị tấn công của các loại bệnh hại khác.
BỆNH NỨT THÂN CHẢY NHỰA QUÝT – BIỆN PHÁP
Biện pháp phòng trừ:
- Chọn giống cây quýt kháng bệnh hay ít bị bệnh, trồng cây ở chỗ thoáng mát, có đủ ánh sáng và độ ẩm phù hợp.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh vườn, cắt tỉa và bỏ các cành, lá và trái có dấu hiệu bệnh, tiêu hủy hoặc đốt, để ngăn ngừa sự lây lan của nấm bệnh.
- Phòng ngừa và kiểm soát số lượng côn trùng, động vật hoặc con người gây thương tổn, là nơi cho vi khuẩn xâm nhập.
Biện pháp điều trị:
- Biện pháp hóa học: Dùng sản phẩm có các hoạt chất: Amisulbrom, Mancozeb, Metalaxyl,…Phun thuốc định kỳ, đặc biệt là vào giai đoạn ra hoa và nuôi quả. Phun thuốc theo liều lượng và thời gian được khuyến cáo.
- Biện pháp sinh học: Dùng sản phẩm có nấm đối kháng: Chaetomium spp., Trichoderma spp.. Nấm này có công dụng trong tấn công làm vi khuẩn suy yếu và chết đi.
Xem thêm:
> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn