Bệnh mốc xám trên dâu tây là có tên gọi khác là bệnh thối trái trên cây dâu tây. Với tốc độ lây lan nhanh bệnh có thể làm mất trắng cả một vụ thu hoạch dâu tây, dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con. Vì vậy, khi phát hiện bệnh bà con rất cần các biện pháp phòng và xử lý bệnh mốc xám nhanh chóng để giữ chất lượng và năng suất hiệu quả cho vườn dâu tây nhà mình.

Tên khoa học Botrytis cinerea |
Tác nhân Nấm Botrytis |
Bệnh mốc xám trên dâu tây – Biểu hiện:
- Những chiếc lá chết sẽ bao phủ một lớp nhung xám.
- Hoa các vết bệnh màu nâu, đổi màu trên cánh hoa, đài hoa phát triển thành trái.
- Bệnh lây lan ra toàn bộ các bộ phận và làm chết thân cây làm cho trái không phát triển được.
- Các biểu hiện trên trên trái non là sự thối rữa, vết bệnh màu nâu nhạt biểu hiện trên ngọn hoa.
- Bệnh phát triển chậm hơn trên trái bị xanh, quả bị nhiễm bệnh sẽ thối nhũn và biến dạng hoàn toàn.
- Cuốn quả là nơi bệnh tấn công và xuất hiện đầu tiên.
- Giai đoạn đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đỏ và có thêm màu nâu nhạt. Sau đó nó lan ra cả mặt trái, khi gặp điều kiện ẩm ướt, bộ phận bị bệnh bị thối mềm.
- Trên vết bệnh bao phủ lớp nấm màu trắng và có các sợi nấm. Về sau lớp nấm chuyển dần từ xám sang màu nâu đen. Những vết bệnh nấm này có thể lây lan sang các trái khác. Điều này dẫn đến các chùm trái cây gần đó có thể bị nhiễm bệnh.
- Trái bị hư hại sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn, ngay cả sau khi trái được thu hoạch.
- Quả bị nhiễm bệnh nặng sẽ khô và thịt trái trở nên cứng. Nhưng trái vẫn sẽ bám trên cây và vẫn có thể truyền bệnh.
Bệnh mốc xám trên dâu tây – gây hại:
- Nấm Botrytis thường trú ẩn trên các mảnh vụn của lá, thân và rễ.
- Vào đầu mùa xuân, sợi nấm phát triển mạnh và tạo ra nhiều bào tử nấm trên bề mặt, sau đó chúng lây lan bệnh do gió mang đi.
- Khi độ ẩm và nhiệt độ từ 20 đến 27 độ C, sự tấn công xảy ra trong vòng vài giờ.
- Nhiễm trùng xảy ra trong quá trình ra hoa và trái chín, nhưng bệnh không được nhận biết được cho đến khi quả chín.
- Khi hái dâu, quả bị nhiễm bệnh nhanh chóng lây lan bệnh sang quả khác.
- Trong vòng 48 giờ sau thu hoạch, những quả bình thường vẫn có thể bị nhiễm bệnh và thối rữa.
- Vì loại nấm này tồn tại qua mùa đông và có thể gây nhiễm trùng ở tất cả các giai đoạn phát triển. Nên rất khó thể quản lí được độ lây lan của nấm bệnh.
Các biện pháp phòng trừ bệnh mốc xám trên dâu tây
- Loại bỏ nấm bệnh khỏi ruộng, xử lí tất cả tàn dư của cây bị bệnh, nên đốt hoặc chôn.
- Sử dụng rơm rạ hoặc lưới phủ để ngăn trái tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc độ ẩm cao.
- Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt để trồng trên luống cao.
- Bón NPK cân đối, hợp lí, tăng kali vào mùa mưa.
- Xử lý đất trước khi trồng vụ tiếp theo và nên luân canh các cây khác nhau sau mùa vụ.
- Hạn chế sử dụng hệ thống tưới phun, tránh tưới giữa trưa hay chiều mát.
- Luôn giữ khu vườn mặt luống dâu khô ráo.
- Trái cây sau khi thu hoạch cần được bảo quản ở môi trường có nhiệt độ từ 2 đến 40°C để tránh sự gây hại của nấm bệnh
Xem thêm:
> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn