Bệnh mốc xám là bệnh khó trách khỏi của bà con khi canh tác hoa cẩm chướng. Bệnh gây khó khăn trong việc chăm sóc. Bên cạnh đó bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều cho loại hoa này. Vậy bệnh có biểu hiện ra sao? Cùng IDA Global tìm hiểu cách phòng trừ loại bệnh này qua bài viết dưới đây.
THÔNG TIN CHUNG BỆNH MỐC XÁM
Tên thường gọi | Bệnh móc xám |
Tên khoa học | Botrytis cinerea |
Cây trồng bị bệnh hại | Hoa cẩm chướng, dâu tây, cà chua, nho,… |

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH MỐC XÁM
- Các tàn dư thực vật chưa được xử lý từ vụ mùa trước, mùa mưa ẩm ướt làm lây lan và gia tăng bào tử nấm mốc gây bệnh.
- Độ ẩm vườn cao từ 15-20 độ C khiến nấm bệnh sinh sôi phát triển mạnh mẽ.
BIỂU HIỆN BỆNH MỐC XÁM TRÊN HOA CẨM CHƯỚNG
- Nấm bệnh thường gây hại trên tất cả các bộ phận cây đặc biệt là trên chồi và cánh hoa.
- Trên hoa và lá sẽ xuất hiện các sợi tơ màu trắng hoặc xám, vết bệnh sau lan ra toàn bộ bề mặt hoa làm cho hao bị móc.
- Nấm lan ra dần bao phủ toàn bộ đài hoa và cuống hoa.
TÁC HẠI BỆNH MỐC XÁM TRÊN HOA CẨM CHƯỚNG
- Nấm bệnh thường xuất hiện ở trên hoa bị thối, giảm năng suất thu hoạch hoa cẩm chướng.
- Bệnh mốc xám chuyển biến nhanh chóng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể bùng thành dịch và để lại hậu quả nặng nề.
- Hoa bị mốc sẽ gây mất thẩm mỹ, giảm giá trị kinh tế của bà con nông dân.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH MỐC XÁM TRÊN HOA CẨM CHƯỚNG HIỆU QUẢ
Biện pháp phòng
- Vệ sinh vườn hoa thường xuyên, kiểm tra và cắt tỉa vườn cho thông thoáng.
- Dọn dẹp sạch sẽ các loại cỏ dại trong vườn. Xử lý đất trước khi gieo trồng hoa.
- Chọn giống có sức đề kháng cao để chống nhiễm bệnh.
- Thăm vườn để phát hiện các cây bệnh để loại bỏ kịp thời.
- Có chế đọ tưới nước hợp lí, trách việc tưới quá nhiều nước.
Biện pháp trừ
- Sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất như: Iprodione, Propined, Thiophanate – Methyl,…để diệt trừ bệnh hại.