BỆNH MỐC XÁM HẠI DÂU TÂY

Bệnh mốc xám hại dâu tây (hay thối trái do nấm Botrytis cinerea) thường gây hại ở giai đoạn quả chín của cây dâu tây. Biểu hiện của bệnh này thường xuất hiện trên cuống quả và sau đó lan ra toàn bộ trái cây. Những đốm màu nâu sáng ban đầu rất nhỏ và sau đó trở nên lớn hơn, chuyển sang màu nâu đỏ, gây ra sự phá hủy nhanh chóng cho quả dâu tây. Điều này làm giảm năng suất và chất lượng của trái dâu tây, đặc biệt khi bệnh lây lan trong điều kiện ẩm ướt hoặc khi có sương mù. Vì vậy bà con cần có các biện pháp phòng chóng hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin do IDA GLOBAL cung cấp !

THÔNG TIN CHUNG

Tên thường gọi Bệnh mốc xám, bệnh thối trái
Tác nhân gây hại Botrytis cinerea
Cây trồng bị gây hại Cây dâu tây, dâu tằm,…

NGUYÊN NHÂN –  BỆNH MỐC XÁM HẠI DÂU TÂY

  • Bệnh được gây ra bởi nấm Botrytis cinerea.
  • Phát triển và gây hại mạnh mẽ trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ cao, và thời tiết có sương mù hoặc mưa nắng thất thường.

DẤU HIỆU – BỆNH MỐC XÁM HẠI DÂU TÂY

  • Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở cuống trái và là những đốm nhỏ màu nâu sáng, sau đó lan rộng ra khắp trái.
  • Dưới điều kiện ẩm ướt, phần bị bệnh trở nên mềm, có sợi nấm màu trắng mọc lên và bao phủ vết bệnh, sau đó lớp nấm này chuyển sang màu mốc xám đến nâu đen.
  • Toàn bộ dài hoa, cuống hoa và trái cũng có thể bị thối đen.

<a href= 

HẬU QUẢ – BỆNH MỐC XÁM HẠI DÂU TÂY

  • Tỉ lệ đậu trái giảm: Nấm mốc xám thường tấn công hoa dâu tây. Làm hỏng các bông hoa hoặc buồn trái, khiến tỷ lệ đậu trái giảm. Điều này có thể dẫn đến năng suất thấp hơn và giảm lợi nhuận cho người trồng dâu tây.
  • Năng suất giảm nghiêm trọng: Nếu nấm mốc xám tấn công mạnh vào cây dâu tây và không được kiểm soát kịp thời. Năng suất của vườn có thể giảm nghiêm trọng hoặc thậm chí mất hoàn toàn. Trái bị nhiễm nấm có thể hỏng hoặc trở nên không an toàn để tiêu thụ.
  • Trái bị thổi hàng loạt: Nấm mốc xám có thể làm cho trái dâu tây trở nên mục rữ và mất giá trị thương mại. Trong giai đoạn quả chín, nấm có khả năng nhanh chóng lan rộng qua các trái gần nhau. Gây ra sự bệnh hại đáng kể trong một thời gian ngắn.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 

Biện pháp phòng

  • Quản lý vườn cẩn thận: Bảo dưỡng vườn dâu tây bằng cách loại bỏ lá cây đã rụng. Cắt tỉa cây thường xuyên và kiểm tra vườn để phát hiện các dấu hiệu của bệnh mốc xám.
  • Kiểm soát độ ẩm: Tránh tưới nước vào lá cây. Để tránh tạo môi trường ẩm mốc nấm thích hợp cho sự phát triển của mốc xám.
  • Sử dụng hệ thống giữ ẩm: Sử dụng hệ thống giữ ẩm để kiểm soát môi trường xung quanh cây. Thực hiện tưới nước theo cách tối ưu.
  • Thu hoạch đúng thời điểm: Thu hoạch trái dâu tây đúng thời điểm. Để tránh trái bị nấm mốc xám tấn công. Nấm thường tấn công vào các trái mềm, hỏng hoặc trái đã rụng.

Biện pháp trừ 

  • Sử dụng thuốc trừ nấm: Sử dụng các loại thuốc trừ nấm có hiệu suất cao chứa hoạt chất như Propineb, Fosetyl aluminum để kiểm soát nấm mốc xám.
  • Xử lý hóa học: Nếu đã có sự bùng phát của bệnh mốc xám, có thể cần thực hiện xử lý hóa học bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ nấm mạnh hơn. Hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng và an toàn khi xử lý các sản phẩm hóa chất.
  • Kiểm soát sâu bệnh truyền trùng: Nấm mốc xám thường lây lan qua trái trên cây hoặc qua sâu bệnh. Kiểm soát sâu bệnh bằng cách sử dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tự nhiên sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh lây lan.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *