Dưa lưới là một loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam.Tuy nhiên bên cạnh việc canh tác cũng không thể tránh khỏi những bệnh gây hại trên cây chanh. Một trong những vấn đề mà nhà vườn rất quan tâm đó là bệnh lở cổ rễ trên dưa lưới. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến năng suất mà còn làm mất khả năng kinh tế của nhà vườn. Bà con hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh lở cổ trên dưa lưới và có biện pháp pháp phòng trừ bệnh hiệu quả.
THÔNG TIN CHUNG BỆNH LỞ CỔ RỄ TRÊN DƯA LƯỚI
Tên thông thường | Bệnh lở cổ rễ |
Tác nhân gây hại | Rhizoctonia solani |
Gây hại trên cây trồng | Dưa lưới, lạc, cà chua,… |
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH LỞ CỔ RỄ TRÊN DƯA LƯỚI
- Bệnh được gây ra chủ yếu bởi nấm Rhizoctonia solani ngoài ra còn một số loại nấm gây hại như Pythium app., Fusarium solani,…
- Điều kiện nhiệt độ để nấm phát triển từ 25 – 30 độ C. Bệnh thường sinh sôi do trong đất có chứa bào tử của nấm hoặc độ ẩm đất quá cao dẫn đến sự phát triển và gây hại bởi nấm.
BIỂU HIỆN BỆNH LỞ CỔ RỄ TRÊN DƯA LƯỚI
- Biểu hiện dễ thấy nhất trên cây con là cổ thân bị úng, teo lại, cây ngã ngang. Lá cây bình thường vẫn còn xanh tươi và sau đó héo dần. Sau khi gieo trồng từ 5 – 10 ngày là thời điểm mà nấm bệnh phát triển và gây hại ở cây trồng.
- Ở cây trưởng thành, bệnh xuất hiện chủ yếu ở thân cây và gốc cây. Làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen. Viền của vùng bị thối có màu nâu đỏ, vết bệnh lõm vào sau đó nứt ra, làm cho lá héo khô và rụng dần.

HẬU QUẢ BỆNH LỞ CỔ RỄ TRÊN DƯA LƯỚI
- Bệnh gây hại cây cò làm mất khả năng sinh trưởng của cây.
- Nấm bệnh làm cho thân rễ bị thối nhũn. Lá của cây dần bị héo khô, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Dẫn đến cây không hấp thụ được nước tưới, phân bón, chất dinh dưỡng gây thiệt hại về năng suất của nhà vườn nghiêm trọng.
- Ngoài ra bệnh còn có khả năng lây lan sang những cây khác trong vườn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến giảm khả năng kinh tế và mất cả mùa vụ của nhà vườn.
BIỆN PHÁP
Biện pháp phòng
- Sử dụng giống cây trồng khỏe mạnh, sạch bệnh.
- Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh để hạn chế sự lây lan sang những cây khác trong vườn.
- Kiểm tra và thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Biện pháp trừ
Biện pháp hóa học
- Sử dụng những loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất như Mancozeb, iprodione,… để tiêu diệt bệnh lở cổ trên rễ cây trồng tốt nhất.
Biện pháp sinh học
- Dùng nấm Trichoderma spp. và nấm Chaetomium spp. có khả năng tổng hợp chất khác sinh giúp ức chế và phá hủy tế bào nấm gây hại ở cây trồng hiệu quả.
Xem thêm:
> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn
Hotline: 0896.655.633
Email: idaglobal.com.vn@gmail.com