Bà con trồng chanh leo vẫn đang đối mặt với rất nhiều loại bệnh hại nguy hiểm như là bệnh héo rũ trên chanh dây. Hiện nay, kỹ thuật vẫn đang không ngừng phát triển để tìm các biện pháp tối ưu, hiệu quả cho cây trồng tránh xa bệnh xâm hại cũng như tăng năng suất. Các khoa học kỹ thuật cần phù hợp với tiêu chuẩn trong và ngoài nước nhằm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Bệnh héo rũ trên chanh dây – Dấu hiệu phát hiện:
Bệnh héo xanh trên cây chanh leo phát triển nhanh chóng và gây hại trong điều kiện
- Có ẩm độ cao, nhiệt độ cao, mưa nhiều, hoặc trên vườn tưới nước nhiều cũng gây nên bệnh.
Một số dấu hiệu để bà con có thể nhận diện bệnh héo xanh ở cây chanh leo điển hình như:
- Vỏ thân ở bộ phận sát mặt gốc cây bị sù sì, trên vỏ có nhiều lỗ u nhỏ trên thân cây.
- Bệnh héo xanh khó phát hiện vì chúng đôi khi héo đi đột ngột nhưng lá cây vẫn còn xanh
Bệnh héo rũ trên chanh dây – Tác hại:
Một số tác hại tiêu biểu của bệnh héo xanh trên cây chanh dây đó là:
- Khi cây còn non nhưng bị nhiễm bệnh thì toàn bộ cây sẽ rũ xuống đất và chết đi, mặc dù lá trên cây vẫn còn tươi xanh.
- Đối với cây đã trưởng thành: lá cây ở phần thân bị ngã xuống.
- Cây bị thiếu sức sống, cây héo từ từ và lan rộng cây và gây chết.
- Ngoài ra, khi bị nhiễm bệnh, phần bên trong của thân cây sẽ bị sũng nước.
- Sau đó chuyển dần sang màu nâu, làm cho cây không thể phát triển được.
Biện pháp phòng ngừa:
Có rất nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh ở cây chanh dây, một trong những biện pháp hiệu quả nhất là:
- Chọn các giống cây tốt, khỏe, sạch bệnh để trồng.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.
- Bà con nên thường xuyên vệ sinh vườn sạch sẽ, tránh tạo độ ẩm dưới gốc cây.
- Trong quá trình chăm sóc chanh leo, bà con nên hạn chế gây tổn thương trên cây để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại cây.
- Cần giữ mật độ cây hợp lý, không nên trồng quá dầy để tạo sự thông thoáng cho cây.
Bệnh héo rũ trên chanh dây – Cách khắc phục hiệu quả:
- Khi phát hiện chanh dây có các dấu hiệu mà bài viết đã đề cập rõ ở trên, bà con nên:
- Nhổ bỏ đi cây bị bệnh, có dấu hiệu bệnh và đem đi tiêu hủy để tránh lây lan bệnh hại sang các cây trồng khác
- Tạo độ thông thoáng, tránh độ ẩm như làm sạch cỏ.
- Xây dựng hệ thống thoát nước nhổ bỏ đi các cây trồng ký chủ như cây ớt, cà tím, thuốc lá,…
- Bảo tồn các loài thiên địch.
Xem thêm:
> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn
Hotline: 0896.655.633
Email: idaglobal.com.vn@gmail.com