BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG

Trong quá trình trồng thanh long, bà con phải đối mặt với các sâu bệnh hại, phổ biến nhất là bệnh đốm nâu hại thanh long. Thanh long là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Thanh long được xuất khẩu và khách hàng ưa chuộng, chúng phổ biến ở dạng quả tươi. Bệnh đốm nâu sẽ làm mất mùa, trái giảm chất lượng. Bệnh làm tăng chi phí và cản trở quá trình sản xuất.

benh-dom-nau

BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG LÀ GÌ?

  • Tên thường gọi: Bệnh đốm nâu hay nấm tắc kè.
  • Bệnh đốm nâu xuất hiện ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Ở Việt Nam tại địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An.
  • Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây hại ở khu vực rộng.
  • Bệnh do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra.
  • Bệnh gây hại làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.
  • Trên quả, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô.

BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG – Triệu chứng và tác hại

  • Nấm thường tấn công vào trên các bộ phận non của cây, sau đó lây lan sang các bộ phận bánh tẻ.
  • Trên cành non, vết bệnh mới là hình tròn nhỏ, bị lõm sâu vào. Sau đó vài ngày, vết bệnh sẽ chuyển sang màu trắng, tiếp theo là màu vàng chanh, có chấm nâu ở giữa. Toàn bộ vết bệnh thành màu nâu, tròn, nổi lên sau thời gian dài.
  • Khi bệnh nặng, vết bệnh liên kết gây ra thối mảng lớn. Tương tự trên trái non. Bệnh làm thối trái, gây ảnh hưởng tới năng suất sản lượng trái. Nghiêm trọng nhất là làm trái mất thẩm mỹ, mất giá và không được xuất khẩu.

BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG – Tác nhân gây bệnh và điều kiện:

  • Bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn cành non và hoa quả non trong mùa mưa hoặc sương mù, khi độ ẩm không khí cao, ít nắng.
  • Vườn không được vệ sinh tàn dư bị nhiễm bệnh, không cắt và thu gom rác.
  • Vườn không được thông thoáng, bón phân không theo liều lượng, bị dư đạm, thiếu phân hữu cơ.
  • Hệ thống phun nước không tốt, thường xuyên bị ẩm thấp.
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để tưới và phun thuốc cho khu vườn cũng là điều kiện bệnh lây lan phát triển.

BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG – Các biện pháp phòng trừ:

  • Cần áp dụng nhiều biện pháp cũng như phòng trừ cho cả vùng.
  • Cần trồng mật độ phù hợp và đảm bảo thông thoáng cho khu vườn.
  • Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh tàn dư, cắt tỉa cành bị bệnh và tiêu hủy, phát quang cây che bóng quanh vườn.
  • Sự thông thoáng cũng giúp cho phun thuốc được dễ dàng, làm tăng hiệu quả.
  • Không sử dụng các nguồn nước ô nhiễm hay rãnh luống để phun hay tưới.
  • Trồng luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để không bị ẩm thấp thường xuyên.
  • Cần bón vôi định kỳ cho đất để giảm độ chua và khử trùng cho đất
  • Cần chăm sóc phù hợp để không bị suy kiệt, hạn chế giảm sự chống chịu của cây
  • Nên phun 2 – 3 lần cách nhau 4 – 5 ngày, phụ thuộc điều kiện của vườn và thời tiết.
  • Khi phun nên phun kỹ khắp tán cây, đặc biệt ở phía dưới và trong tán.

Xem thêm:

> Thuốc BVTV

> Phân bón

Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633

IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.

Website: www.idaglobal.com.vn

Hotline: 0896.655.633

Email: idaglobal.com.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *