Ớt là một trong những loại cây trồng rất phổ biến. Bên cạnh việc trồng ớt cũng không thể tránh khỏi những bệnh gây hại. Bệnh đốm lá trên ớt là một loại bệnh thường gặp nhất đối với bà con làm vườn. Nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời bệnh có thể làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và mất cả mùa vụ. Vậy bệnh đốm lá trên ớt là gì? Bệnh gây hại ra sao? Biện pháp phòng trừ như thế nào? Bà con hãy tham khảo bài viết dưới đây.
THÔNG TIN CHUNG
Tên thông thường | Bệnh đốm lá, đốm trắng trên lá |
Tác nhân gây hại | Nấm Cercospora Capsici |
Gây hại trên cây trồng | Cây ớt, đậu, cà chua,… |
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN ỚT
- Bệnh do nấm Cercospora Capsici gây ra.
- Nấm bệnh xâm nhập vào cây bằng cách thông qua những vết cắn, vết thương của côn trùng để lại trên lá. Ngoài ra nấm bệnh còn lây lan qua gió, côn trùng, đồ dùng dụng cụ, hoặc nước tưới.
- Nếm bệnh tấn công và gây hại trong thời gian khi ớt được trồng từ 40 – 50 ngày. Nếu điều kiện độ ẩm tương đối, thời tiết nóng ẩm kéo dài, sẽ tạo điều kiện cho nấm gây hại ở lá mạnh nhất.
BIỂU HIỆN BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN ỚT
- Lá ớt xuất hiện những đốm tròn màu nâu, phần trung gian vết bệnh có tâm màu xam xám và có viền màu nâu đỏ. Khi bệnh phát triển mạnh các vết đốm to dần và chuyển dần sang màu nâu nhạt với kích thước từ 1,5 – 3cm.
- Phần trung tâm của vết bệnh thường khô, khiến lá có những vết thủng lớn giống hiệu ứng lỗ đạn.
- Ngoài ra bệnh còn gây hại trên trái, cuống trái và cả trên thân. Lúc đầu vết bệnh có những đốm trắng màu xanh và sau đó chuyển dần sang màu nâu.
HẬU QUẢ BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN ỚT
- Lá sau khi bị nhiễm bệnh bị héo khô, rụng hàng loạt làm lộ dần trái dẫn đến cháy nắng.
- Bệnh còn làm làm khả năng quang hợp của cây, cây sinh trưởng, hấp thu chất dinh dưỡng kém, cây không phát triển được.
- Trái khi bệnh tấn công dẫn đến hư và rụng dần. Làm giảm năng suất và sản lượng của trái khi thu hoạch.
- Nếu không có những biện pháp xử lý bệnh kịp thời nấm bệnh lây lan rất nhanh, có thể dẫn đến toàn bộ vườn bị nhiễm bệnh. gây thiệt hại về mặt kinh tế của nhà vườn khi canh tác.
BIỆN PHÁP
Biện pháp phòng
- Dùng giống cây trồng khỏe mạnh, kháng bệnh tốt.
- Dọn dẹp sạch tàn dư thực vật của mùa vụ trước.
- Chăm sóc, tưới nước, bón phân đúng liều lượng để cây ớt phát triển khỏe mạnh, hạn chế được sự xâm nhập của nấm bệnh.
- Thăm vườn và kiểm tra vườn thường để kịp thời phát hiện ra bệnh.
- Cắt tỉa và tiêu hủy những bộ phận trên cây khi bị nhiễm bệnh, để hạn chế sự lây lan qua những cây trồng khác.
Biện pháp trừ
Biện pháp hóa học
- Dùng loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Mancozeb,… để tiêu diệt bệnh đốm lá trên cây trồng hiệu quả.
Biện pháp sinh học
- Sử dụng các loại thuốc có chứa nấm Chaetomium spp. và nấm Trichoderma spp.. Giúp gây ức chế nấm gây hại và tiêu diệt nấm bệnh gây hại trên cây trồng.
Xem thêm:
> Phân bón
Liên hệ ngay để được tư vấn: 0896.655.633
IDA GLOBAL – NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: 52 Đông Du, Tòa Nhà Packsimex, P. Bến Nghé, Q1, HCM.
Website: www.idaglobal.com.vn
Hotline: 0896.655.633
Email: idaglobal.com.vn@gmail.com