Tình hình sinh vật gây hại cây trồng khu vực các tỉnh phía Nam (Từ ngày 24 tháng 02 đến ngày 03 tháng 3 năm 2022)
TÌNH HÌNH THỜI VỤ CÂY TRỒNG
1/ Cây lúa
- Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Cơ bản đã thu hoạch xong
- Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 578.706 ha, đã thu hoạch 378.239 ha (chiếm 31,51 % diện tích). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích hiện tại (ha) | Đã thu hoạch (ha) |
Mạ | 3.365 | |
Đẻ nhánh | 74.002 | |
Đòng – trỗ | 628.099 | |
Chín | 495.001 | |
Thu hoạch | 378.239 | |
Tổng cộng | 1.578.706 |
- Lúa vụ Hè thu 2022: diện tích đã xuống giống 60.281 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn mạ.
2/ Cây trồng khác:
Cây trồng | Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích (ha) |
Cây rau: | Nhiều giai đoạn | 81.468 |
Cây ăn quả: | ||
+ Cây dừa | Nhiều giai đoạn | 163.845 |
+ Cây có múi | Nhiều giai đoạn | 117.646 |
+ Cây xoài | Ra hoa, nuôi quả, thu hoạch | 62.873 |
+ Cây chuối | Nhiều giai đoạn | 45.707 |
+ Cây mít | PTTL, Nuôi quả, thu hoạch | 48.227 |
+ Cây sầu riêng | Nuôi quả, thu hoạch | 39.066 |
+ Cây nhãn | Chăm sóc, thu hoạch | 31.218 |
+ Cây thanh long | Nuôi quả, thu hoạch | 25.598 |
+ Cây chôm chôm | Chăm sóc, PTTL | 19.015 |
Cây công nghiệp: | ||
+ Cao su | Chăm sóc, thu hoạch | 532.324 |
+ Điều | Ra chồi, ra hoa | 182.418 |
+ Sắn (Khoai mì) | PTTL, PT củ, thu hoạch | 64.479 |
+ Tiêu | Thu hoạch | 40.342 |
+ Cà phê | Thu hoạch | 26.054 |
+ Cây ngô (Bắp) | Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH | 24.821 |
+ Cây mía | Cây con, vươn lóng | 18.185 |
II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
2.1. Cây Lúa
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 5.839 ha (tăng 118 ha so với kỳ trước, giảm 4.149 ha so với CKNT), phòng trừ 4.903 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam như: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Hậu Giang, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 5.925 ha (giảm 1.393 ha so với kỳ trước, tăng 902 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 3.133 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như: Bạc Liêu, An Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Thuận,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 3.758 ha (tăng 359 ha so với kỳ trước, tăng 1.552 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.089 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Long An, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận,….
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 16.214 ha (giảm 2.022 ha so với kỳ trước, tăng 922 ha so với CKNT) mất trắng 0,5 ha tại Nghệ An, đã phòng trừ trong kỳ 8.765 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Quảng Bình, Điện Biên, Lai Châu …
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 7.417 ha (tăng 2.438 ha so với kỳ trước, tăng 1.712 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 6.448 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Lâm Đồng, Bình Định,…
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 14.319 ha (tăng 3.822 ha so với kỳ trước, tăng 7.332 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 13.068 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang, An Giang, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, …
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 11.294 ha (tăng 6.837 ha so với kỳ trước, tăng 4.720 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 6.394 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Quảng Bình.
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 9.320 ha (tăng 2.577ha so với kỳ trước, giảm 12.058 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 12.043 ha. Phân bố ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đăk Lăk,…
– Chuột: Diện tích nhiễm 9.248 ha (tăng 369 ha so với kỳ trước, tăng 558 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 155 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 2.364 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Bắc Trung Bộ, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Gia Lai, Đăk Lăk, Điện Biên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,…
– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm toàn vùng 5.767 ha (giảm 2.920 ha so với kỳ trước, tăng 4.923 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 1.017 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 4.872 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh An Giang, …
2.2 Cây ăn quả có múi
– Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.229 ha (giảm 05 ha so với kỳ trước, giảm 265 ha so với CKNT), nhiễm nặng 52 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 383 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Đăk Lăk, …
– Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.386 ha (tăng 37 ha so với kỳ trước, tăng 218 ha so với CKNT), nhiễm nặng 18 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 176 ha. Phân bố tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Dương, Bình Phước, Nghệ An, Đăk Lăk,…
2.3 Cây sầu riêng
Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.650 ha (giảm 03 ha so với kỳ trước, tăng 254 ha so với CKNT), nhiễm nặng 279 ha, đã phòng trừ trong kỳ 4.047 ha. Phân bố tại các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang,Tây Ninh,…
2.4. Cây thanh long
Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 1.390 ha (tăng 88 ha so với kỳ trước, tăng 154 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 702 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Thuận, ….
III/ DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI
- Cây lúa
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 4- trưởng thành, gây hại nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- trỗ. Chú ý diễn biến của rầy nâu trên đồng để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý có hiệu quả đối tượng này. Các tỉnh chuẩn bị xuống giống lúa Hè Thu sớm cần chuẩn bị giống tốt, hướng dẫn nông dân làm đất kỹ, gieo sạ theo đúng lịch thời vụ để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
– Thời tiết hiện nay thường có mưa trái mùa xuất hiện vào chiều và tối tạo ẩm độ cao thuận lợi cho các đối tượng bệnh hại như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá vi khuẩn và lem lép hạt, … phát triển gây hại. Chú ý thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và có biện pháp quản lý bệnh kịp thời để bảo vệ năng suất, phẩm chất lúa.
Ngoài ra, cũng cần quản lý tốt một số đối tượng sinh vật gây hại lúa khác như ốc bươu vàng hại trên lúa giai đoạn mạ; sâu năn (muỗi hành), sâu cuốn lá nhỏ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ; chuột hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chín.
2. Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu ăn lá, chuột … tiếp tục hại.
– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai … tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh héo vàng… tiếp tục hại trên cây họ bầu bí; bệnh lở cổ rễ, chết ẻo, thối gốc…phát sinh gây hại tăng trên rau giai đoạn cây con;
– Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; sâu cuốn lá, sâu đục gân lá, sâu đo,.. tiếp tục hại.
– Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp… tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An; sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng tiếp tục hại trên các ruộng mía giai đoạn đẻ nhánh – vươn lóng.
– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan và gây hại trên những diện tích đã nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp sáp… gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ – thu hoạch.
– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành…tiếp tục hại.
– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ… có khả năng phát sinh và gây hại tăng, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.
– Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư,… tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết thuận nóng ẩm, ẩm độ không khí cao. Thời gian tới cần đặc biệt chú ý và quản lý tốt bệnh thán thư trên những diện tích Điều giai đoạn ra lộc, ra nụ hoa quả non.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại tăng tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết sáng sớm có sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.
– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.
Bảng tin dịch hại tuần 4 tháng 2/2022. Nguồn Cục Bảo vệ thực vật IDA Global – Nâng tầm nông nghiệp Việt Nam |