Tình hình sinh vật gây hại cây trồng Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (tính từ ngày 4/9 đến ngày 9/9/2021).
![]() |
![]() |
I. DỰ BÁO THỜI TIẾT TUẦN TỚI
Dự báo trong tuần tới: Có mưa rào và dông vài nơi, chiều và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đặc biệt trong các ngày 14 và 15/9.
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU
1/Cây Lúa
Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 1-3 gây hại phổ biến từ nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ;
Sâu cuốn lá: gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm có thể bị hại nặng;
Bệnh đạo ôn, bạc lá, lem lép hạt: Diện tích và mức độ hại có thể gia tăng do điều kiện thời tiết vẫn duy trì có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao và có dông thuận lợi cho bệnh phát triển và gây hại, nhất là những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm,…
2/Trên cây trồng khác
Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô Hè Thu, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột,… hại cục bộ.
Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; Bệnh greening, nhện đỏ, rệp muội, sâu vẽ bùa, bệnh thán thư, … tiếp tục gây hại.
Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, … tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh do điều kiện thời tiết nắng nóng, ẩm độ cao, có mưa nhiều.
Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh và gây hại tại các vùng trồng dừa; Sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang,…
Bảng tin dịch hại tuần 02 tháng 9/2021. Nguồn Cục Bảo vệ Thực vật
————————————————–