Tình hình sinh vật gây hại cây trồng Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (tính từ ngày 07 đến ngày 13/1/2022).
DỰ BÁO THỜI TIẾT TUẦN TỚI
Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 13-20/1/2022 Phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, tập trung chính vào chiều tố và đêm, ngày nắng.
TÌNH HÌNH CÂY TRỒNG
1/ Cây lúa
- Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Diện tích đã gieo sạ 144 ha, thu hoạch 866.386 ha (chiếm 91 % diện tích gieo trồng), diện tích hiện tại trên đồng ruộng 75.758 ha Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích hiện tại (ha) | Đã thu hoạch (ha) |
Mạ | 0 | |
Đẻ nhánh | 0 | |
Đòng – trỗ | 16.640 | |
Chín | 59.118 | |
Thu hoạch | 866.386 | |
Tổng cộng | 942.144 |
– Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 1.489.076 ha, thu hoạch 62.842 ha. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích hiện tại (ha) | Đã thu hoạch (ha) |
Mạ | 249.609 | |
Đẻ nhánh | 609.566 | |
Đòng – trỗ | 404.751 | |
Chín | 162.308 | |
Thu hoạch | 62.842 | |
Tổng cộng | 1.489.076 |
2/ Cây trồng khác
Cây trồng | Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích (ha) |
Cây rau: | Nhiều giai đoạn | 76.679 |
Cây ăn quả: | ||
+ Cây dừa | Nhiều giai đoạn | 163.901 |
+ Cây có múi | Nhiều giai đoạn | 117.713 |
+ Cây xoài | Ra hoa, nuôi quả, thu hoạch | 63.308 |
+ Cây chuối | Nhiều giai đoạn | 44.436 |
+ Cây mít | PTTL, Nuôi quả, thu hoạch | 48.188 |
+ Cây sầu riêng | Nuôi quả, thu hoạch | 39.122 |
+ Cây nhãn | Chăm sóc, thu hoạch | 31.323 |
+ Cây thanh long | Nuôi quả, thu hoạch | 25.633 |
+ Cây chôm chôm | Chăm sóc, PTTL | 19.981 |
Cây công nghiệp: | ||
+ Cao su | Chăm sóc, thu hoạch | 532.324 |
+ Điều | PTTL | 182.418 |
+ Sắn (Khoai mì) | PTTL, PT củ, thu hoạch | 64.912 |
+ Tiêu | Nuôi quả | 40.314 |
+ Cà phê | PTTL, nuôi quả | 26.054 |
+ Cây ngô (Bắp) | Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH | 24.291 |
+ Cây mía | Cây con, vươn lóng | 17.125 |
TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1/Cây Lúa
– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 1-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên, nắm bắt diễn biến của rầy trên đồng để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả;
– Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;
– Sâu năn (muỗi hành): Xuất hiện gây hại trên lúa Đông Xuân 2021-2022 ở một số tỉnh như Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang,… chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Dự báo trong thời gian tới, sâu có khả năng tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên các trà lúa gieo sạ muộn (cuối tháng 12/2021 đến tháng 1/2022), nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân đạm,…
– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát triển và gây hại trên trà lúa Đông Xuân giai đoạn mạ-đẻ nhánh, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên các ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm,…
– Bệnh bạc lá, lem lem hạt: Tiếp tục phát triển gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ – trỗ chín, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình;
Ngoài ra, chú ý ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp trũng, thoát nước kém mới gieo sạ; chuột hại lúa ở giai đoạn đòng trỗ – chín.
1.2. Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, rệp, sâu đục thân, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, … tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình.
– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh sưng rễ do tuyến trùng, … tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự;
– Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện, sâu vẽ bùa … tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.
– Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây mía:
Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An;
– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục phát sinh và gây hại trên những diện tích đã nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp… gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ – thu hoạch.
– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại mạnh trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành…tiếp tục gây hại trên cà phê giai đoạn chắc quả- chín- thu hoạch.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết có mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.
– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi tiếp tục phát triển và gây hại tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa.
– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.
Bảng tin dịch hại tuần 02 tháng 1/2022. Nguồn Cục Bảo vệ thực vật
IDA Global-Nâng tầm nông nghiệp Việt Nam |