Tình hình sinh vật gây hại cây trồng Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (tính từ ngày 28/1 đến ngày 03/2/2022).
![]() |
![]() |
DỰ BÁO THỜI TIẾT TUẦN TỚI
Dự báo trong tuần tới: Phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, tập trung chính vào chiều tối và đêm, ngày nắng
TÌNH HÌNH CÂY TRỒNG
1/ Cây lúa
– Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Diện tích đã gieo sạ 144 ha, thu hoạch 921.664 ha (chiếm 98 % diện tích gieo trồng), diện tích còn lại trên đồng ruộng 20.480 ha. Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích hiện tại (ha) | Đã thu hoạch (ha) |
Đòng – trỗ | 3.389 | |
Chín | 17.091 | |
Thu hoạch | 921.664 | |
Tổng cộng | 942.144 |
– Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 1.577.691 ha, đã thu hoạch 186.296 ha (chiếm 12% diện tích gieo trồng). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích hiện tại (ha) | Đã thu hoạch (ha) |
Mạ | 72.105 | |
Đẻ nhánh | 501.738 | |
Đòng – trỗ | 612.912 | |
Chín | 204.640 | |
Thu hoạch | 186.296 | |
Tổng cộng | 1.577.691 |
2/ Cây trồng khác
Cây trồng | Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích (ha) |
Cây rau: | Nhiều giai đoạn | 81.553 |
Cây ăn quả: | ||
+ Cây dừa | Nhiều giai đoạn | 163.845 |
+ Cây có múi | Nhiều giai đoạn | 117.576 |
+ Cây xoài | Ra hoa, nuôi quả, thu hoạch | 63.411 |
+ Cây chuối | Nhiều giai đoạn | 44.448 |
+ Cây mít | PTTL, Nuôi quả, TH | 48.227 |
+ Cây sầu riêng | Nuôi quả, thu hoạch | 38.914 |
+ Cây nhãn | Chăm sóc, thu hoạch | 31.218 |
+ Cây thanh long | Nuôi quả, thu hoạch | 25.595 |
+ Cây chôm chôm | Chăm sóc, PTTL | 19.986 |
Cây công nghiệp: | ||
+ Cao su | Chăm sóc, thu hoạch | 532.324 |
+ Điều | PTTL | 182.418 |
+ Sắn (Khoai mì) | PTTL, PT củ, thu hoạch | 64.759 |
+ Tiêu | Nuôi quả | 40.359 |
+ Cà phê | PTTL, nuôi quả | 26.054 |
+ Cây ngô (Bắp) | Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH | 24.414 |
+ Cây mía | Cây con – vươn lóng | 19.482 |
TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1/Cây lúa
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 2.958 ha (giảm 547 ha so với kỳ trước, giảm 555 ha so với CKNT), phòng trừ 1.561 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng,…
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 6.013 ha (giảm 1.949 ha so với kỳ trước, giảm 1.886 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.403 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như: Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Ninh Thuận,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.552 ha (giảm 1.304 ha so với kỳ trước, tăng 591 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.051 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, ….
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 22.153 ha (giảm 2.762 ha so với kỳ trước, tăng 1.632 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 16.742 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Định, …
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.957 ha (giảm 45 ha so với kỳ trước, tăng 1.215 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.785 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau,…
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 3.016 ha (giảm 239 ha so với kỳ trước, tawg 31 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 4.676 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, …
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 2.409 ha (giảm 876 ha so với kỳ trước, giảm 3.094 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 2.008 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Nai.
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.931 ha (giảm 5.508 ha so với kỳ trước, tăng 664 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 3.926 ha. Phân bố ở các tỉnh Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Dương, An Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Trung Bộ, Gia Lai, Lâm Đồng, …
– Chuột: Diện tích nhiễm 4.769 ha (giảm 1.090 ha so với kỳ trước, giảm 2.831 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 2.311 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hậu Giang, Long An, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, …
– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm toàn vùng 5.347 ha (tăng 1.552 ha so với kỳ trước, tăng 1.766 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 284 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 1.559 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng.
– Lúa von: Diện tích nhiễm 20 ha (tương đương so với kỳ trước, giảm 07 ha so với CKNT). Diện tích nhiễm nặng 05 ha.Phân bố chủ yếu tại tỉnh Quảng Trị.
2/Cây ăn quả có múi
– Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.279 ha (giảm 07 ha so với kỳ trước, giảm 375 ha so với CKNT), nhiễm nặng 65 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 393 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, …
– Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.486 ha (tăng 13 ha so với kỳ trước, tăng 333 ha so với CKNT), nhiễm nặng 31 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 201 ha. Phân bố tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Dương, Bình Phước, Nghệ An, Đăk Lăk,…
3/Cây sầu riêng
Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.726 ha (giảm 11 ha so với kỳ trước, tăng 3.120 ha so với CKNT), nhiễm nặng 279 ha, đã phòng trừ trong kỳ 3.939 ha. Phân bố tại các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang,Tây Ninh,…
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÂY TRỒNG
1/Cây Lúa
– Rầy nâu: thời gian tới trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 1-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ- trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn làm đòng – trỗ chín.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;
– Sâu năn (muỗi hành): Do điều kiện thời tiết sáng sớm có sương mù, ẩm độ cao thuận lợi cho muỗi hành phát sinh và gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng, nhất là những khu vực xuống giống muộn (cuối tháng 12/2021 đến đầu tháng 01/2022), gieo trồng giống lúa thơm, sạ dày, phun thuốc trừ sâu sớm có nguy cơ bị gây hại nặng.
– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.
– Bệnh bạc lá, lem lem hạt: Tiếp tục phát triển gây hại tăng trên lúa giai đoạn đòng trỗ – trỗ chín, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;
Ngoài ra, chú ý ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp trũng, thoát nước kém mới giai đoạn mạ-đẻ nhánh; chuột hại lúa ở giai đoạn đòng trỗ – chín.
2/ Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu ăn lá, chuột … tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình.
– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai … tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh héo vàng… tiếp tục hại trên cây họ bầu bí; bệnh lở cổ rễ, chết ẻo, thối gốc…phát sinh gây hại cục bộ trên rau giai đoạn cây con;
– Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; sâu cuốn lá, sâu đục gân lá, sâu đo,.. tiếp tục hại.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết sáng sớm có sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.
– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi tiếp tục phát triển và gây hại tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa.
– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.
Bảng tin dịch hại tuần 1 tháng 2. Nguồn Cục Bảo vệ thực vật IDA Global – Nâng tầm nông nghiệp Việt Nam |