Tình hình sinh vật gây hại cây trồng Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (tính từ ngày 1 đến ngày 10/10/2021).
![]() |
![]() |
DỰ BÁO THỜI TIẾT TUẦN TỚI
Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 08-09/10, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm). Từ ngày 10-11/10, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 12-14/10, có mưa rào và dông về chiều và tối, cục bộ có nơi xuất hiện mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU
1/Cây Lúa
-Rầy nâu: Trong tuần tới trên đồng ruộng sẽ có đợt rầy cám nở rộ và gây hại phổ biến từ nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ; những tỉnh chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân sớm chú ý chuẩn bị giống tốt, làm đất kỹ, theo dõi tình hình rầy vào đèn tại địa phương để xuống giống né rầy đạt hiệu quả;
-Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông và lem lép hạt: Tiếp tục phát triển và gây hại mạnh trong thời giai tới do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều, dông, nắng gián đoạn, nhất là trên những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm,… Các tỉnh khuyến cáo bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng điều tra phát hiện sớm để quản lý và phòng trừ kịp thời.
-Ngoài ra cần chú ý: Thời tiết trong khu vực thời gian tới vẫn còn duy trì có mưa lớn kéo dài trên diện rộng. Đây là điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng di chuyển, gia tăng diện tích nhiễm. Khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp diệt trừ ốc bươu vàng để bảo vệ sản xuất. Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng để ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc, tiêu hủy dễ dàng.
2/Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên ngô vụ Đông tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột,… hại cục bộ.
– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như xoăn lá virus, ruồi đục lá tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ trên rau họ cà; sâu tơ, bọ nhảy, bệnh sưng rễ, thối nhũn, … phát sinh gây hại tăng trên tại rau họ hoa thập tự tại các tỉnh Tây Nguyên, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình.
– Cây ăn quả có múi: Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét, bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, bệnh thối nâu quả, nhện, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, ngài đục quả, ruồi đục quả, … tiếp tục hại. Đặc biệt trên những diện tích cây ăn quả có múi vào thời kỳ chín các đối tượng như bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, bệnh thối nâu, ngài đục quả, ruồi đục quả có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt sao các đợt mưa kéo dài.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, … tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết nắng nóng, ẩm độ cao, có mưa nhiều.
– Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh và gây hại tại các vùng trồng dừa; Sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang,…
– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.
Bảng tin sinh vật gây hại tuần 1 tháng 10. Nguồn Cục Bảo vệ thực vật |