BẢNG TIN DỊCH HẠI TUẦN 4 THÁNG 3/2022

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng khu vực Nam Bộ (Từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 3 năm 2022)

I. TÌNH HÌNH THỜI VỤ CÂY TRỒNG

1.1 Cây lúa

Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích 581.679 ha, đã thu hoạch 962.251 ha (chiếm 61 % diện tích). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởngDiện tích hiện tại (ha)Diện tích đã thu hoạch (ha)
Mạ0 
Đẻ nhánh767 
Đòng – trỗ105.841 
Chín512.820 
Thu hoạch962.251
Tổng cộng1.581.679

– Lúa vụ Hè thu 2022: Đã xuống giống 290.278 ha (tăng 56.965 ha so với tuần trước). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởngDiện tích hiện tại (ha)Diện tích đã thu hoạch (ha)
Mạ181.427 
Đẻ nhánh80.074 
Đòng – trỗ23.414 
Chín2.961 
Thu hoạch2.402 
Tổng cộng290.278

1.2 Cây trồng khác

Cây trồngGiai đoạn sinh trưởngDiện tích (ha)
Cây rau:Nhiều giai đoạn 66.966
Cây ăn quả:  
+ Cây dừaNhiều giai đoạn164.049
+ Cây có múiNhiều giai đoạn117.646
+ Cây xoàiRa hoa, nuôi quả, TH61.440
+ Cây chuốiNhiều giai đoạn45.708
+ Cây mítPTTL, Nuôi quả, thu hoạch49.395
+ Cây sầu riêngNuôi quả, thu hoạch39.079
+ Cây nhãnChăm sóc, thu hoạch31.220
+ Cây thanh longNuôi quả, thu hoạch25.543
+ Cây chôm chômChăm sóc, PTTL19.012
 Cây công nghiệp:  
+ Cao suChăm sóc, thu hoạch532.224
+ ĐiềuRa chồi, ra hoa182.658
+ Sắn (Khoai mì)PTTL, PT củ, thu hoạch64.281
+ TiêuThu hoạch40.342
+ Cà phêThu hoạch26.054
+ Cây ngô (Bắp)Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH18.767
+ Cây míaCây con – vươn lóng14.700

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU

2.1. Cây lúa

 Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 12.670 ha (giảm 682 ha so với kỳ trước, tăng 3.563 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 984 ha, mất trắng 12,2 ha (tại Nghệ An, Thanh hóa); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 7.818 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, các tỉnh Bắc Trung Bộ, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Vĩnh Long, …

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 7.166 ha (giảm 2287 ha so với kỳ trước, tăng 3.137 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 5.536 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tây Ninh, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng, Gia Lai,…

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 5.536 ha (giảm 1.286 ha so với kỳ trước, giảm 16.645 ha so với CKNT); diện tích nhiễm nặng 1.847 ha đã phòng trừ trong kỳ 3.594 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Tây Ninh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, …

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.126 ha (giảm 214 ha so với kỳ trước, tăng 380 ha so với CKNT); diện tích nhiễm nặng 8 ha đã phòng trừ trong kỳ 1.782 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Tây Ninh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông,…

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.175 ha (giảm 358 ha so với kỳ trước, tăng 492 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 15 ha; đã phòng trừ trong kỳ 924 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Sóc Trăng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, …

– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 132 ha (tăng 68 ha so với tuần trước, giảm 486 ha so với CKNT), tỷ lệ hại phổ biến 10-20%. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: An Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ,…

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 10.221 ha (giảm 3.919 ha so với kỳ trước, tăng 1.747 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 18 ha; đã phòng trừ trong kỳ 7.831 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, …

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.789 ha (giảm 2.416 ha so với kỳ trước, giảm 402 ha so với CKNT), nhiễm nặng 01 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 7.788 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tiền Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Điện Biên, Yên Bái, …

2.2 Cây ăn quả có múi

– Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.187 ha (giảm 21 ha so với kỳ trước, tăng 53 ha so với CKNT), nhiễm nặng 55 ha; đã phòng trừ trong kỳ 02 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh và BR-Vũng Tàu, Đăk Lăk, Nghệ An,…

– Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.456 ha (giảm 17 ha so với kỳ trước, tăng 323 ha so với CKNT), nhiễm nặng 20 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Phước, Kiên Giang,  Đăk Lăk, Nghệ An,…

2.3 Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.563 ha (tăng 29 ha so với kỳ trước, tăng 205 ha so với CKNT), nhiễm nặng 279 ha; đã phòng trừ trong kỳ 4.000 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng,…

2.4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 1.193 ha (giảm 197 ha so với kỳ trước, giảm 33 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 533 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Bà Rịa -Vũng Tàu,…

 

III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI

3.1 Trên cây lúa

Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy trưởng thành mang trứng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ. Chú ý theo dõi diễn biến tình hình rầy vào đèn tại các địa phương, theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy trên đồng để có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả;

Bệnh đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt,… tiếp tục lây lan, phát triển và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng. Chú ý thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ để phát hiện sớm và có biện phát kiểm soát kịp thời;

Ngoài ra, cần chú ý: Chuột gây hại trên lúa giai đoạn trỗ – chín; trên những diện tích nhiễm sâu năn (muỗi hành) cần theo dõi thời gian trưởng thành nở rộ để xác định thời điểm áp dụng biện pháp phun trừ đạt hiệu quả.

3.2 Trên cây trồng khác

Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu ăn lá, chuột … tiếp tục hại.

– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai …  tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh héo vàng… tiếp tục hại trên cây họ bầu bí; bệnh lở cổ rễ, chết ẻo, thối gốc…phát sinh gây hại tăng trên rau giai đoạn cây con;

– Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.

– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; bệnh sương mai phát sinh gây hại tăng trên vải sớm – chính vụ giai đoạn ra hoa- đậu quả tại các tỉnh Bắc Bộ, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại tăng tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết sáng sớm có sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.

Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi tiếp tục phát triển và gây hại tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa.

– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao.

– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *